| Hotline: 0983.970.780

Đêm diễn vinh danh tài năng sinh viên Việt tại Pháp

Chủ Nhật 23/02/2014 , 14:42 (GMT+7)

12 tiết mục ca nhạc nổi bật và các màn nhảy sôi động đã mang đến cho cuộc thi "Tài năng trẻ Việt Nam" một đêm chung khảo thực sự hoành tráng và ấn tượng.

Vượt qua các tiết mục dự thi ở vòng sơ khảo, 12 tiết mục ca nhạc nổi bật và các màn nhảy sôi động đã mang đến cho cuộc thi "Tài năng trẻ Việt Nam" tổ chức tối 22/2 tại nhà hát Reuilly ở trung tâm thủ đô Paris một đêm chung khảo thực sự hoành tráng và ấn tượng.


Thí sinh Trần Thị Thu Hồng biểu diễn tiết mục đàn tranh

Cuộc thi "Tài năng trẻ Việt Nam" và chương trình Chào Xuân 2014 do Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) tổ chức, đã chuyển tải thông điệp tươi vui của tuổi trẻ tới toàn thể khán giả giống như lời chào năm mới, chào mùa Xuân mới.

Cuộc thi được tổ chức nhân dịp 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp và kỷ niệm 10 năm thành lập UEVF.

Trải qua các phần thi đầy hào hứng và không kém phần kịch tính, sinh viên Trần Trung Kiên đến từ thành phố Lille đã được xướng tên ở ngôi vị cao nhất. Trong trang phục của anh chàng Mario, Trần Trung Kiên đã độc tấu đàn piano, màn trình diễn được lồng trong một câu chuyện cảm động về cậu bé khiếm thị trở thành một nghệ sỹ dương cầm tài năng nhờ nghị lực phi thường và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ. Màn trình diễn hoàn hảo cùng câu chuyện đậm chất nhân văn đã hoàn toàn chinh phục Ban giám khảo và công chúng tham dự đêm diễn.

Giải nhì thuộc về nhóm nhảy Action. Đây thực sự là một tiết mục sôi động, làm nóng khán phòng với sự tham gia của gần 20 vũ công không chuyên. Giải ba đã được dành tặng cho nữ sinh Vũ Ngọc Hân đến từ thành phố Amiens với hai ca khúc hát bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Tiếp nối thành công của cuộc thi "Tài năng trẻ Việt Nam 2012," cuộc thi năm nay đã thu hút rất nhiều thí sinh đang học tập tại nhiều thành phố khác nhau của nước Pháp. Ngoài các tiết mục do các sinh viên Việt Nam biểu diễn, cuộc thi có các tiết mục với sự tham gia của các bạn sinh viên Pháp.

Chương trình được chia thành hai phần với các chủ đề "Hướng về Việt Nam" và "Hướng ra thế giới." Ở cả hai phần, những bài hát, điệu múa với phong cách đa dạng, pha trộn giữa hiện đại và truyền thống, ca ngợi tình yêu và quê hương đất nước đã mang lại cho người xem những cảm xúc sâu lắng và những khoảnh khắc khó quên.

Ngoài ba giải chính do Ban giám khảo và khán giả cùng bình chọn, hai tiết mục xuất sắc đã được trao giải đặc biệt mang tên nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo do Hội đồng nghệ thuật trao tặng và một tiết mục xuất sắc được bình chọn thông qua mạng xã hội Facebook.

Cũng nhân dịp này, Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp phối hợp với Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp đã trao tặng Bằng khen và giải thưởng cho 6 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong năm 2013.

Không chỉ là nơi tranh tài, cuộc thi còn là một dịp để thể hiện sự lớn mạnh của phong trào sinh viên Việt Nam tại Pháp, là nơi bồi dưỡng và khơi dậy niềm tự hào về quê hương đất nước đối với một thế hệ trẻ giỏi giang và năng động đang học tập tại Pháp, chờ một ngày trở về góp sức xây dựng quê hương.

(Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm