| Hotline: 0983.970.780

ĐH 99-81, ĐH 815-6 trên đất Bình Định

Thứ Hai 14/05/2012 , 10:40 (GMT+7)

2 giống lúa ĐH 99-81 và ĐH 815-6 do Trung tâm Giống cây trồng-vật nuôi Quảng Ngãi chọn tạo đã khẳng định nhiều ưu thế trên đất Bình Định.

Qua kết quả khảo nghiệm, SX thử 4 vụ, trong đó có 3 vụ liên tiếp, 3 vụ trùng tên, 2 giống lúa ĐH 99-81 và ĐH 815-6 do Trung tâm Giống cây trồng-vật nuôi Quảng Ngãi chọn tạo đã khẳng định nhiều ưu thế trên đất Bình Định.

Theo khảo sát của Viện KH-KT nông nghiệp Nam Trung bộ, các giống lúa đang được gieo trồng phổ biến ở vùng Nam Trung bộ như Xi23, DV108, ML68, ĐB6, NX30, ML48, ML49, OM576 và Nhị ưu 838. Trong đó, đã có giống tỏ ra thoái hóa, kém thích nghi bị loại ra khỏi cơ cấu giống ở một số địa phương như: ML48, ML49, OM576. Để có giống mới phù hợp thay thế dần các loại giống nói trên, Viện KH-KT nông nghiệp Nam Trung bộ tiến hành khảo nghiệm 1 số giống lúa mới cho vùng này, khởi điểm từ năm 2009 tại Bình Định.


Tham quan mô hình SX thử 2 giống lúa ĐH99-81, ĐH815-6 tại HTXNN Phước Sơn 2 (Tuy Phước-Bình Định)

Trong số 15 giống tham gia khảo nghiệm, có 2 giống ĐH99-81 và ĐH815-6 do TT Giống cây trồng-vật nuôi Quảng Ngãi chọn tạo từ tổ hợp lai F1 của GD1 x P1 bằng phương pháp chọn lọc phả hệ. Sau 2 khảo nghiệm tại vụ ĐX 2008-2009 và vụ thu 2009, Viện đã có nhận xét khả quan về 2 giống lúa nói trên.

“Qua khảo nghiệm 2 giống lúa ĐH 99-81 và ĐH 815-6 trên chân ruộng 2 vụ lúa/năm, cho thấy đây là bộ giống thích hợp cho cơ cấu chân 2 vụ lúa/năm không chỉ ở Bình Định mà cho cả khu vực Nam Trung bộ. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp, 2 giống lúa trên có tiềm năng, năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng (Q5); có khả năng chống chịu tốt sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác”, ông Lại Đình Hòe, Phó Viện trưởng Viện KH-KT nông nghiệp NTB nói.

Liên tiếp nhiều vụ, Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư Bình Định SX thử 2 giống này tại nhiều địa phương trong tỉnh theo quy phạm 10 TCN558-2002 của Bộ NN-PTNT. Qua khảo nghiệm SX, giống ĐH99-81 vụ ĐX cho năng suất 80,3 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng (ĐV 108) từ 4,5-9 tạ/ha, bình quân cao hơn 6,7 tạ/ha. Vụ HT cho năng suất cao hơn giống đối chứng 9,1 tạ/ha. Khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh  tốt hơn giống đối chứng.

Giống ĐH815-6 trong vụ ĐX cho năng suất 81,8 tạ/ha, tăng cao hơn so giống đối chứng (ĐV 108) từ 4,5 đến 5,9 tạ/ha, bình quân tăng hơn 5,2 tạ/ha. Vụ HT cho năng suất cao hơn giống đối chứng 5,2 tạ/ha.

“Qua kết quả khảo nghiệm, SX thử 4 vụ, trong đó 3 vụ liên tiếp, 3 vụ trùng tên và qua ghi nhận, đánh giá thực tế trên đồng ruộng chúng tôi kết luận: ĐH99-81, ĐH815-6 là 2 giống lúa trung ngày, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu trong điều kiện SX của Bình Định. Ít sâu bệnh, chịu lạnh, cứng cây, cho năng suất cao, cho phẩm chất gạo khá hơn cả giống ĐV108 và Q5”, ông Nguyễn Xuân Thưởng, GĐTT KN-KN Bình Định khẳng định.

Ngày 14/12/2012, Bộ NN-PTNT đã có Quyết định số 3091/QĐ-BNN-TT cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới cho 13 giống cây trồng thời hạn 20 năm. Trong 7 giống lúa được bảo hộ trong đợt này có giống ĐH99-81 và ĐH815-6 do Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Ngãi chọn tạo.
Trong quá trình SX trình diễn vụ thu 2009tại TX An Nhơn, 2 giống lúa nói trên đã thể hiện tính vượt trội về chống chịu sâu bệnh. KS Hồ Lệ Quyên, Viện KH-KT NTB cho biết: “Trong thời điểm ấy, sâu cuốn lá xuất hiện toàn bộ trên diện rộng ở các vùng ruộng. Tuy nhiên, giống lúa ĐH99-81, ĐH815-6 chỉ bị ở mức độ nhẹ. Đối tượng rầy nâu gây hại hầu hết trên các giống lúa khác, nhưng 2 giống lúa nói trên vẫn không nhiễm; trỗ rất tập trung, trỗ thoát đều trong vòng 3 ngày và rất đều; độ thoát cổ bông đều rất tốt”.

Ông Nguyễn Bay-Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước bày tỏ: “Là địa phương làm lúa trọng điểm của tỉnh Bình Định, chúng tôi luôn có nhu cầu về giống mới có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, SX 2 vụ/năm. Qua SX thử, nhận thấy giống lúa ĐH99-81, ĐH815-6 chất lượng gạo tốt; đặc biệt ở các chỉ tiêu tỉ lệ gạo xác, trắng trong rất đều. Hạt gạo dài hơn, cơm mềm hơn so giống ĐV 108. Nếu 2 giống lúa này được đưa vào cơ cấu giống của tỉnh, bà con sẽ không còn lo bị tư thương ép giá khi bán gạo”.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.