| Hotline: 0983.970.780

Địa danh đầu tiên được gắn chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sầu riêng

Thứ Ba 30/07/2024 , 10:40 (GMT+7)

Bến Tre 'Sầu riêng Cái Mơn' không phải là một giống sầu riêng mà là tên gọi để chỉ các giống sầu riêng có xuất xứ từ địa danh Cái Mơn, huyện Chợ Lách.

Chỉ dẫn địa lý sản phẩm sầu riêng đầu tiên cả nước

Mới đây, tỉnh Bến Tre đã công bố chỉ dẫn địa lý đối với 7 sản phẩm, trong đó có sầu riêng Cái Mơn. Đây là địa phương đầu tiên của cả nước có chỉ dẫn địa lý cho trái sầu riêng. Trước sầu riêng Cái Mơn, chưa có một sản phẩm sầu riêng nào được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Một số sản phẩm đã được xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, có thể kể đến như: sầu riêng Cai Lậy (Tiền Giang), sầu riêng Cẩm Mỹ (Đồng Nai), sầu riêng Đạ Hoai (Lâm Đồng), sầu riêng Đắk Mil (Đắk Nông), sầu riêng Hòa Thuận (Kiên Giang), sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa), sầu riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang).

Sầu riêng Ri6 trồng tại Bến Tre có tỷ lệ ăn được đến 32,85%. Ảnh: Minh Đảm.

Sầu riêng Ri6 trồng tại Bến Tre có tỷ lệ ăn được đến 32,85%. Ảnh: Minh Đảm.

Sầu riêng Cái Mơn không phải là một giống sầu riêng mà là tên gọi để chỉ các giống sầu riêng có xuất xứ từ địa danh Cái Mơn, huyện Chợ Lách. Ban đầu, sầu riêng Cái Mơn chủ yếu tập trung ở huyện Chợ Lách, nổi tiếng với chất lượng thơm ngon đặc trưng. Sau này, vùng trồng sầu riêng Cái Mơn được mở rộng tới khu vực của huyện Châu Thành và một số xã của huyện Mỏ Cày Bắc giáp ranh với huyện Chợ Lách, nơi có sự tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu.

Hiện nay, hai giống sầu riêng Ri6 và Monthong đóng vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 90%. Theo nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, kết quả phân tích, so sánh các chỉ tiêu, tính chất lý - hóa của sầu riêng giống Ri6 và Monthong được trồng tại tỉnh Bến Tre với khu vực Bình Dương và Đồng Nai cho thấy có sự khác biệt rõ ràng, nhất là tỷ lệ cơm ăn được cao hơn, thể hiện sự vượt trội về chất lượng của sầu riêng “Cái Mơn”.

Cụ thể, đối với giống Ri6, quả có hình ê-lip, trọng lượng trung bình 2,61kg/quả (khoảng biến động 2 -3,5 kg/quả). Vỏ quả có màu xanh hơi vàng khi chín, gai cao, thưa, chân gai có hình 5 cạnh và bóng láng. Cơm quả có màu vàng đậm, ráo và cầm không dính tay, không xơ, thường không bị sượng. Cơm quả dày, tỉ lệ cơm cao, có vị béo, ngọt, thơm. Hạt lép, tỉ lệ hạt/quả thấp, tỷ lệ cơm là 32,85%.

Sầu riêng Cái Mơn trong ngày Bến Tre công bố Chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Minh Đảm.

Sầu riêng Cái Mơn trong ngày Bến Tre công bố Chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Minh Đảm.

Còn đối với giống Monthong, quả có dạng hình trụ, đỉnh quả nhọn, trọng lượng trung bình 3,62kg/quả (biên độ dao động từ 3-5 kg/quả). Quả sầu riêng Monthong thường có chia ngăn rõ ràng, vỏ quả có màu vàng nâu khi chín. Cơm quả rất dày, màu vàng nhạt, xơ trung bình, dễ bị sượng khi cơm có màu trắng nhất là quả chín vào những tháng mưa nhiều (tháng 7-8 dương lịch), tỉ lệ cơm cao, ráo, vị ngọt và béo. Hạt lép, tỉ lệ hạt thấp, tỷ lệ cơm là 33,09%.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu chất lượng quả cảm nhận được khi ăn bao gồm vị ngọt (độ Brix), vị béo, hàm lượng các khoáng chất thiết yếu như kali, calci, magiê, Fe và kẽm của sầu riêng Cái Mơn hầu hết đều cao hơn chỉ tiêu tương ứng của sầu riêng cùng loại được trồng tại hai địa phương trên.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, các yếu tố điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, sông ngòi và tập quán canh tác tại tỉnh có nhiều đặc điểm thuận lợi riêng cho sự sinh trưởng của sầu riêng hơn các vùng trồng khác. Đặc biệt là, lợi thế của vùng đất được hình thành bởi phù sa của hệ thống sông Tiền, chứa nhiều trung lượng góp phần tạo nên đặc trưng về hương thơm, mùi, vị, độ ngọt, màu sắc và độ béo của sầu riêng với danh tiếng được lan truyền rộng rãi.

Lo ngại trái sầu riêng Bến Tre bị xâm hại thương hiệu

Tỉnh Bến Tre hiện có hơn 2.760ha sầu riêng, trong đó có gần 2.000ha vườn cây đang cho trái, tập trung tại các huyện Chợ Lách, Châu Thành và Mỏ Cày Bắc, đạt sản lượng bình quân khoảng 24.198 tấn. Tháng 7/2022, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và chủ thể sản xuất sầu riêng tại Việt Nam nói chung, tại Bến Tre nói riêng.

UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn số 4702 gửi Bộ Ngoại giao đề nghị hỗ trợ sớm bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Sầu riêng Bến Tre' tại Trung Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn số 4702 gửi Bộ Ngoại giao đề nghị hỗ trợ sớm bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Bến Tre” tại Trung Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

Bên cạnh cơ hội lớn, việc sản xuất, xuất khẩu sầu riêng đang đứng trước nhiều tồn tại, rủi ro và thách thức. Một trong số đó, tình trạng quả sầu riêng xuất khẩu không đảm bảo đúng chất lượng, làm mất thương hiệu sản phẩm. Để duy trì và bảo vệ danh tiếng, chất lượng quả sầu riêng của tỉnh Bến Tre xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Bến Tre” tại Trung Quốc.
Đơn đăng ký bảo hộ đã nộp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc và được chấp nhận hợp lệ vào ngày 14/6/2023. Tuy nhiên, việc xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu bị chậm, kéo dài, làm ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch sản xuất, kinh doanh quả sầu riêng nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phương.

Do đó, UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn số 4702 gửi Bộ Ngoại giao đề nghị hỗ trợ sớm bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Bến Tre” tại Trung Quốc với mong muốn, tỉnh sớm xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Bến Tre” đồng thời ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép địa danh “Bến Tre” cho quả sầu riêng.

UBND tỉnh Bến Tre đề nghị Bộ Ngoại giao, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc (Bộ Công Thương) và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) hỗ trợ đề nghị phía bạn sớm hoàn thành quá trình thẩm định, công bố đơn và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Bến Tre” vào cuối năm nay. Qua đó, địa phương và cộng đồng các chủ thể sản xuất, kinh doanh sầu riêng tại địa phương kịp thời sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này cho hoạt động thu hoạch và xuất khẩu sầu riêng (vụ nghịch) sang thị trường Trung Quốc.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất