| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên

Thứ Ba 12/03/2019 , 17:57 (GMT+7)

Tính đến ngày 12/3, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục được phát hiện thêm tại địa bàn xã Tân Khánh (huyện Phú Bình) và xã Đông Cao (thị xã Phổ Yên).

Sau khi nhận được thông tin đàn lợn của gia đình ông Dương Văn Phúc ở xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình có dấu hiệu bỏ ăn, sốt, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu huyết thanh trên đàn lợn và gửi đi xét nghiệm.

Tất cả các phương tiện khi di chuyển qua chốt kiểm dịch động vật phải được phun khử trùng, tiêu độc

Kết quả xác định có 6 mẫu dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Ngoài ra, kết quả dương tính với dịch tả lợn cũng đã được phát hiện tại gia đình ông Nguyễn Văn Du (xóm Việt Cường, xã Đông Cao, thị xã Phổ Yên) sau khi đàn lợn có dấu hiệu sốt, bỏ ăn. Tại thị xã Phổ Yên, hiện tượng lợn sốt, bỏ ăn còn xuất hiện ở hai hộ dân thuộc thị trấn Ba Hàng và xã Hồng Tiến, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh tại đây lại âm tính.

Công tác tiêu hủy đàn lợn đã được tiến hành triển khai ngay, theo đó, tổng đàn lợn bị tiêu hủy ở thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình tính đến ngày 12/3 là 131 con.

Trước đó, ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên đã được phát hiện tại xã Úc Kỳ (huyện Phú Bình) vào ngày 5/3 với tổng đàn lợn phải tiêu hủy theo quy định là 52 con.

Tỉnh Thái Nguyên đã thành lập 25 chốt kiểm dịch động vật gồm: 14 chốt tại thị xã Phổ Yên, 2 chốt tại huyện Đồng Hỷ, 4 chốt tại huyện Phú Bình, 3 chốt tại thành phố Sông Công và 2 chốt tại thành phố Thái Nguyên. Thực hiện phun khử trùng, tiêu độc trên tất cả các phương tiện khi di chuyển qua chốt; rắc vôi bột tại khu vực chăn nuôi, khu dân cư, đặc biệt là quanh khu vực xảy ra dịch…

Tuyên truyền, vận động người dân chấp hành “5 không” theo quy định; chủ động thông tin với chính quyền địa phương khi phát hiện dấu hiệu lợn mắc bệnh.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.