| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng Di Linh

Thứ Tư 03/02/2021 , 20:36 (GMT+7)

Đầu năm 2021, huyện Di Linh (Lâm Đồng) chỉ còn 2 xã vùng sâu, vùng xa chưa đạt NTM, đó là nỗ lực rất lớn của địa phương trước bao khó khăn phía trước...

Ngày thứ Bảy vì nông thôn mới

Dẫn chúng tôi xuống thăm một số xã NTM điển hình trong huyện Di Linh, ông Trần Xuân Sang, cán bộ phụ trách các phong trào văn hóa huyện Di Linh vui vẻ kể: Từ khi làm NTM đã xuất hiện nhiều gương người dân tích cực đóng góp tiền, hiến đất mở đường, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, phúc lợi xã hội.

“Cũng nhờ có đường bê tông mà việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con không còn vất vả như trước nữa. Nhiều hộ dân canh tác tiêu, cà phê triển kinh tế gia đình rất mạnh, xây dựng nhà cửa khang trang, từ đó càng giúp cho phong trào văn hóa, thể thao ở địa phương đi lên, diện mạo quê hương ngày càng đẹp hơn!”.

Hiện mức thu nhập của người dân trong thôn đạt bình quân 39 triệu đồng/người/năm và đăng ký thực hiện NTM kiểu mẫu trong năm 2021, quyết tâm hoàn thành vào năm 2022. Ảnh: MS.

Hiện mức thu nhập của người dân trong thôn đạt bình quân 39 triệu đồng/người/năm và đăng ký thực hiện NTM kiểu mẫu trong năm 2021, quyết tâm hoàn thành vào năm 2022. Ảnh: MS.

Theo ông Sang, thực hiện Chương trình “Ngày thứ bảy vì nông thôn mới”, chính quyền địa phương vận động người dân tập trung vào những công việc như vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, trồng hoa, cây xanh, cây phân tán, sửa chữa đường làng ngõ xóm, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Phong trào chỉnh trang nhà cửa, hàng rào, cổng, cứng hóa sân đất cũng được phát động rộng rãi tại các xã. Người dân ở nhiều xã trong huyện đến nay đã tự bê tông hóa sân đất nhằm phục vụ sản xuất và thúc đẩy phong trào chơi thể thao nâng cao sức khỏe.

Ông Vũ Đình Triều, Bí thư chi bộ thôn 11, xã Hòa Bắc phấn khởi tâm sự: “Năm qua nhờ sản xuất tiêu, cà phê đạt năng suất cao khiến bà con ở địa phương càng hăng say lao động và tập trung xây dựng nông thôn mới”. Hiện mức thu nhập của người dân trong thôn đạt bình quân 39 triệu đồng/người/năm và đăng ký thực hiện NTM kiểu mẫu trong năm 2021, quyết tâm hoàn thành vào năm 2022.

Tương tự, Hòa Ninh là xã thuần nông có điểm xuất phát thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thế nhưng bây giờ đến xã Hòa Ninh, nhiều người phải ngỡ ngàng trước những đổi thay của vùng quê một thời gian khó. Từ đường trục xã, thôn hay các lối ngõ xóm đều đã được bê tông hoặc cứng hóa. Hai bên đường là những ngôi nhà khang trang, không hiếm những ngôi nhà tầng bề thế. Khu vực xung quanh chợ không còn những hàng quán lèo tèo, mà thay vào đó là những cửa hiệu buôn bán nhiều mặt hàng phong phú…

Kinh tế phát triển từ các loại cây công nghiệp vào thay thế rau và chè, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và phấn khở tích cực xây dựng NTM. Ảnh: MS.

Kinh tế phát triển từ các loại cây công nghiệp vào thay thế rau và chè, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và phấn khở tích cực xây dựng NTM. Ảnh: MS.

Ông Đào Ngọc Khê, thôn 9, đã chứng kiến sự đổi thay của vùng đất Hòa Ninh ngay từ ngày đầu thành lập cho tới nay kể: “Ngày ấy vùng đất này còn nghèo khó, thời tiết khắc nghiệt, người dân ngoài trồng chè thì thỉnh thoảng lại trồng thêm rau ngắn ngày để mưu sinh. Tuy nhiên, sau 2 năm thay đổi tư duy và cách làm, bà con bắt đầu biết tận dụng và đưa các loại cây công nghiệp vào thay thế rau và chè. Từ đó, đời sống bà con dần đi vào ổn định. Cùng lúc, mọi người hưởng ứng và cùng chính quyền địa phương bắt tay vào xây dựng NTM”. 

Ông Vũ Đức Phận - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Ninh cho biết: “Với tinh thần xây dựng NTM không có điểm kết thúc, qua từng năm, xã đã xây dựng kế hoạch, rà soát, hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí, phân công mỗi thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng tiêu chí cụ thể. Sau khi chính thức được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đã bắt tay ngay vào việc duy trì chất lượng các tiêu chí và phấn đấu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2020”. 

Vượt khó

Là địa bàn có diện tích rộng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, số đơn vị hành chính nhiều, do đó việc xây dựng NTM ở huyện Di Linh đang thực sự “vượt khó”. Tuy nhiên, Di Linh phấn đấu có thêm 2 xã về đích NTM, 2 xã NTM nâng cao và 1 xã NTM kiểu mẫu.

Đặc biệt, trong năm qua huyện Di Linh đã sáng tạo đề ra chương trình “Ngày thứ bảy vì nông thôn mới” và được lan tỏa nhanh khí thế, khát vọng, niềm tin trên khắp địa phương.

Từ các mô hình 'Dân vận khéo' xây dựng NTM về các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, giáo dục, văn hóa xã hội, an ninh trật tự…Ảnh: AV.

Từ các mô hình “Dân vận khéo” xây dựng NTM về các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, giáo dục, văn hóa xã hội, an ninh trật tự…Ảnh: AV.

Hiện Di Linh có 43 mô hình “Dân vận khéo” xây dựng NTM về các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, văn hóa xã hội, an ninh trật tự…Trong đó, 3 mô hình thành công nhất, gồm: Cán bộ và Nhân dân thôn Duệ, xã Đinh Lạc và thôn Lộc Châu 2, xã Tân Nghĩa; ông Đào Quyết Thắng, Thôn 10, xã Hòa Bắc trồng hoa hồng ứng dụng công nghệ cao… Được huyện đề nghị tỉnh tặng bằng khen, công nhận 11 “Khu dân cư giữ vững kiểu mẫu” và 9 “Khu dân cư kiểu mẫu” năm 2020.

 Đến nay, huyện Di Linh đã có gần 30 km đường giao thông nông thôn được sửa chữa, xây dựng; nạo vét hồ Kon Rum và hồ Liên Hoàn; xây dựng hồ mới Thôn 9, xã Hòa Trung. Toàn huyện đã đào xong 140 ao, hồ nhỏ lấy nước chống hạn, tổng kinh phí 4.110 triệu đồng. Cải tạo, nâng cấp hệ thống điện với 12,128 tỷ đồng; xây dựng mới 60 trạm biến áp, trên 19,3 km đường dây trung và hạ thế.

Công cuộc xây dựng NTM của huyện Di Linh không thuận lợi như nhiều địa bàn khác, địa hình đồi núi chia cắt, hệ thống giao thông phức tạp, nhiều xã cách trung tâm huyện trên 40 km. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện NTM của Di Linh đạt nhiều thành quả, như vấn đề đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp luôn xác định là khâu tiên quyết đối với thu nhập.

Người dân ở nhiều xã trong huyện đến nay đã tự bê tông hóa sân đất nhằm phục vụ sản xuất và thúc đẩy phong trào chơi thể thao nâng cao sức khỏe. Ảnh: AV.

Người dân ở nhiều xã trong huyện đến nay đã tự bê tông hóa sân đất nhằm phục vụ sản xuất và thúc đẩy phong trào chơi thể thao nâng cao sức khỏe. Ảnh: AV.

Trao đổi với NNVN, ông Đặng Văn Khá, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Di Linh cho biết: “Hiện giá trị sản xuất ở Di Linh đạt 132 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người 43 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo 2,5% (riêng dân tộc thiểu số còn 3,9%, với 635 hộ). Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất cà phê, bắp và quản lý bảo vệ rừng. Việc xây dựng NTM đã và đang nâng cao chất lượng sống, an sinh xã hội của người dân nơi đây…”.

Với cách làm này, huyện Di Linh đã từng bước hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM và phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2022.

“Năm 2020, Di Linh đã đầu tư trên 32,5 tỷ đồng để xây mới phòng phục vụ dạy và học trong các trường học… Toàn huyện đã tái canh, ghép cải tạo 2.426 ha cà phê, đạt trên 100% kế hoạch. Đồng thời, triển khai trồng xen sầu riêng, bơ, mắc ca đạt 6.127 ha. Kết thúc năm 2020, huyện Di Linh có 16/18 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã cơ bản đạt NTM kiểu mẫu, 1 xã đạt nâng cao và 12 thôn/14 xã đạt thôn NTM kiểu mẫu...”, ông Phạm Hồng Ngoại, Phó Chủ tịch HĐND huyện Di Linh cho biết.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thanh Trì sáng tạo lan tỏa các sản phẩm OCOP

Thời gian vừa qua huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP.