| Hotline: 0983.970.780

Diện tích lúa hè thu 'vượt rào'

Thứ Năm 28/05/2020 , 10:50 (GMT+7)

Vụ hè thu năm nay Bình Định quyết bỏ trống 5.165ha không SX trên những diện tích không có nước tưới, thế nhưng diện tích lúa gieo sạ đã “vượt rào” hàng ngàn héc ta.

Hiện nay lượng nước tích trữ trong hồ chứa nước Cây Dâu nằm trên địa bàn xã Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ, Bình Định) còn rất ít. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hiện nay lượng nước tích trữ trong hồ chứa nước Cây Dâu nằm trên địa bàn xã Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ, Bình Định) còn rất ít. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Năm nay, tình hình hạn hán trên địa bàn Bình Định được dự báo là rất khốc liệt. Sau khi kết thúc vụ ĐX 2019 – 2020, Cục Trồng trọt đã cảnh báo tình hình nước tưới trong vụ hè thu và vụ mùa năm nay trên địa bàn Bình Định sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, sau khi kết thúc vụ ĐX 2019 - 2020, dung tích trữ của các hồ chứa trên địa bàn Bình Định chỉ còn đạt 64% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ năm 2019 là 14%.

Hồ Định Bình là hồ lớn nhất Bình Định cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi Văn Phong dung tích trữ chỉ còn đạt 76% so dung tích thiết kế. Những hồ lớn khác như hồ Núi Một dung tích trữ chỉ còn đạt 42%, hồ Hội Sơn chỉ còn đạt 48%, hồ Thuận Ninh còn 76%, hồ Vạn Hội chỉ còn 64%.

Đến đầu vụ hè thu năm 2020, dung tích các hồ chứa trên địa bàn tỉnh này tiếp tục xuống thấp, chỉ còn 50 – 55%.

Những hồ thủy điện bổ sung nước cho lưu vực sông Kôn lượng nước chứa còn cũng chẳng bao nhiêu, ví như hồ An Khê dung tích hữu ích chỉ còn 57% so với dung tích thiết kế, hoặc như hồ Kanak dung tích hữu ích chỉ còn đạt 15%, đồng nghĩa Bình Định không thể trông mong nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện nói trên.

Qua thực tế trên, trong vụ hè thu và vụ mùa năm 2020, Cục Trồng trọt khuyến cáo Bình Định cần lưu ý đến hàng trăm héc ta diện tích sử dụng nguồn nước sau thủy điện An Khê – Kanak và hàng ngàn héc ta ăn nước các hồ chứa vừa và nhỏ có dung tích trữ thấp sẽ có nguy cơ thiếu nước trầm trọng.

Những diện tích sản xuất lúa không chủ động nước trong vụ hè thu có chi phí sản xuất rất cao. Vũ Đình Thung.

Những diện tích sản xuất lúa không chủ động nước trong vụ hè thu có chi phí sản xuất rất cao. Vũ Đình Thung.

Theo đó, trước khi bước vào sản xuất vụ hè thu năm 2020, ngành nông nghiệp Bình Định đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi về các địa phương để kiểm tra trữ lượng nước thực tế còn tích trong các hồ chứa, đồng thời căn cứ vào dự báo thời tiết để bố trí kế hoạch sản xuất vụ hè thu phù hợp với tình hình thực tế nhằm làm giảm thiệt hại do hạn hán gây ra.

Sau khi cân đối nguồn nước, trong vụ hè thu năm nay ngành nông nghiệp Bình Định quyết định bỏ trống 5.165ha trên những diện tích được dự báo là không có nước tưới, chỉ xây dựng kế hoạch sản xuất  37.256ha lúa, trong đó có 9.708ha lúa vụ hè và 27.548ha lúa vụ thu ở những vùng chủ động được nước tưới.

Có một nghịch lý đang diễn ra là trong những vụ hè thu, ở những vùng không chủ động nước tưới, nông dân thường than thở là làm lúa trong vụ này chỉ thấy khổ chứ không thấy lời lãi gì. Bởi, chi phí cho sản xuất tăng quá cao, nhất là khoản thuê máy bơm nước.

Thế nhưng hiện nay, sau khi kết thúc gieo sạ vụ hè thu năm 2020, số diện tích đã gieo sạ lúa mà các địa phương báo cáo về cho thấy đã tăng đến 38.679ha, vượt kế hoạch của Bình Định là 1.442ha.

Những diện tích gieo sạ lúa “vượt rào” trong vụ hè thu năm nay chủ yếu là ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Phù Cát. Diện tích đất không có nước tưới lẽ ra phải bị bỏ trống cũng ít hơn kế hoạch của Bình Định là 989ha.

Trước tình hình trên, theo ông Hồ Đắc Chương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Định, trong tuần sau đơn vị này sẽ phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định đi rà soát lại tình hình sản xuất vụ hè thu năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh.

“Những diện tích lúa mà nông dân gieo sạ theo kiểu bất bất chấp, dù ngành chức năng đã dùng biện pháp hành chính ngăn cấm không cho sản xuất trong vụ hè thu này nếu không có nước tưới thì ngành thủy lợi cũng sẽ không cấp nước từ các công trình thủy lợi. Muốn cứu lúa thì họ phải tự đóng giếng”, ông Chương kiên quyết.

Chi phí bơm nước cứu lúa trong những vụ hè thu rất cao nên người làm lúa ở những vùng thiếu nước tưới trong vụ này hầu như không có lãi. Vũ Đình Thung.

Chi phí bơm nước cứu lúa trong những vụ hè thu rất cao nên người làm lúa ở những vùng thiếu nước tưới trong vụ này hầu như không có lãi. Vũ Đình Thung.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.