| Hotline: 0983.970.780

Định hình kinh tế nông nghiệp tương lai vùng ĐBSCL

Thứ Bảy 13/08/2022 , 08:35 (GMT+7)

Các tỉnh, thành ĐBSCL xây dựng quy hoạch cấp tỉnh phù hợp Quy hoạch tích hợp vùng. Giải quyết mắt xích an ninh lương thực, định hình kinh tế nông nghiệp tương lai ở ĐBSCL.

Định hình lại tổ chức sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tích hợp ĐBSCL), một bản quy hoạch vùng đầu tiên trên cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022. Bản quy hoạch tích hợp khẳng định lại những thay đổi quan trọng về quan điểm và định hướng phát triển của Nghị quyết 120 của Chính phủ theo hướng “thuận thiên”.

Quy hoạch tích hợp ĐBSCL khẳng định lại những thay đổi quan trọng về quan điểm và định hướng phát triển của Nghị quyết 120 của Chính phủ theo hướng 'thuận thiên'. Ảnh: Kim Anh.

Quy hoạch tích hợp ĐBSCL khẳng định lại những thay đổi quan trọng về quan điểm và định hướng phát triển của Nghị quyết 120 của Chính phủ theo hướng “thuận thiên”. Ảnh: Kim Anh.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Quy hoạch tích hợp ĐBSCL cần định hình lại về tổ chức không gian, phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp. Hơn hết là vai trò của nông nghiệp trong mối tương quan với ngành công nghiệp và dịch vụ.

Việc định hình lại tổ chức không gian sản xuất nông nghiệp, được thực hiện dựa trên phương án sử dụng tài nguyên nông nghiệp tự nhiên một cách phù hợp với từng vùng và tiểu vùng. Và bản quy hoạch tích hợp trên đã chia ĐBSCL thành 36 tiểu vùng sinh thái – xã hội hay lưu vực sống. Đồng thời, việc tổ chức hoạt động kinh tế nông nghiệp phải gắn chặt với phát triển đô thị, công nghiệp chế biến thông qua 8 trung tâm đầu mối phân bổ ở các vùng sinh thái trong toàn vùng ĐBSCL.

Nông nghiệp Việt Nam phát triển theo con đường kinh tế nông nghiệp, phải thay đổi được tư duy liên kết vùng, liên vùng. Ảnh: Kim Anh.

Nông nghiệp Việt Nam phát triển theo con đường kinh tế nông nghiệp, phải thay đổi được tư duy liên kết vùng, liên vùng. Ảnh: Kim Anh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, nông nghiệp Việt Nam muốn phát triển theo con đường kinh tế nông nghiệp, phải thay đổi được tư duy liên kết vùng, liên vùng. Trong đó không thể bỏ qua vai trò và sự kết nối vô vùng cấp thiết với TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các vùng miền khác trong cả nước.

Hơn nữa, Quy hoạch tích hợp ĐBSCL phải tiếp cận sự phát triển của toàn vùng và các vùng trong cả nước. Hơn nữa, phải tính đến lợi ích của nông dân, các doanh nghiệp làm nông nghiệp.

Và mỗi tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần phải thiết lập lại quy hoạch, xây dựng lại chiến lược phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh cho phù hợp bối cảnh toàn vùng, cùng nhau nhận diện các thách thức, hạn chế để tìm tiếng nói chung…

Mắt xích an ninh lương thực

Theo Quy hoạch tích hợp ĐBSCL, đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa giảm hơn 88.500 ha, trong đó chủ yếu là diện tích trồng lúa nước. Quy hoạch này được kỳ vọng thay đổi quan trọng cho nền nông nghiệp của vùng. Trong đó, giải quyết mắt xích quan trọng đầu tiên là quan điểm về an ninh lương thực.

Thay đổi quan điểm về an ninh lương thực là tiền đề then chốt cho việc thay đổi tầm nhìn về ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Thay đổi quan điểm về an ninh lương thực là tiền đề then chốt cho việc thay đổi tầm nhìn về ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Theo dự báo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Ngân hàng Thế giới, ngay cả khi diện tích lúa giảm xuống 3 triệu ha thì Việt Nam vẫn đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho người và thức ăn cho gia súc, đồng thời vẫn thặng dư khoảng 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Thay đổi quan điểm về an ninh lương thực là tiền đề then chốt cho việc thay đổi tầm nhìn về ĐBSCL. Việc áp dụng quan điểm an ninh lương thực mới, trong đó chú trọng khả năng tiếp cận, chất lượng, sự an toàn, khả năng chống chịu và thích nghi trước những biến động về kinh tế và môi trường, sẽ cho phép các địa phương chỉ cần phải giữ một diện tích đất lúa đủ cho tiêu dùng nội địa, dự trữ và phục vụ xuất khẩu ở một tỷ lệ nhất định.

Bên lề hội thảo chính sách phát triển ĐBSCL nhìn từ quy hoạch tích hợp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ hết sức tâm huyết về chiến lược phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL. Bộ trưởng cho rằng, nông nghiệp là nền tảng để phát triển nông nghiệp công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Và xây dựng quy hoạch cho vùng, không chỉ riêng lĩnh vực nông nghiệp mà phải là một chuỗi giá trị, bắt đầu từ nông nghiệp kết thúc ở thương mại dịch vụ.

Nông nghiệp là nền tảng để phát triển nông nghiệp công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Ảnh: Kim Anh.

Nông nghiệp là nền tảng để phát triển nông nghiệp công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Ảnh: Kim Anh.

Bộ trưởng cũng khẳng định, để chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần phải có cơ chế chính sách, có mô hình chuyển đổi phù hợp. Đặc biệt, cần loại bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần phải có cơ chế chính sách, có mô hình chuyển đổi phù hợp. Ảnh: Kim Anh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần phải có cơ chế chính sách, có mô hình chuyển đổi phù hợp. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã thành lập văn phòng điều phối trong nông nghiệp nông thôn tại TP Cần Thơ, để kết nối, tạo ra chuỗi giá trị mới bằng những mô hình thực tiễn của từng địa phương. Bằng cả niềm tâm huyết, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, nếu vùng ĐBSCL kích hoạt được những điểm sáng, giải quyết những mắt xích quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ định hình nền kinh tế nông nghiệp trong tương lai ở vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Rạng sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Bộ TN-MT phản hồi về đề xuất dẫn nước sông Hồng cải tạo sông Tô Lịch

Bộ TN-MT cho rằng, đề xuất bổ cập nước sông Hồng sang sông Tô Lịch là rất cần thiết, cấp bách nhưng giải pháp này chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy.

Về 'đại công xưởng' vàng mã đất Bắc dịp Tết ông Công ông Táo

Làng Song Hồ, Bắc Ninh, không chỉ nổi tiếng với tranh Đông Hồ mà còn là 'đại công xưởng' vàng mã lớn nhất cả nước, nhộn nhịp sản xuất mỗi dịp Tết âm lịch.