| Hotline: 0983.970.780

Đoan Hùng có hơn 1.000 ha bưởi được cấp mã số vùng trồng

Thứ Hai 25/03/2024 , 09:17 (GMT+7)

Phú Thọ Huyện Đoan Hùng hiện có 2.662ha bưởi các loại, trong đó diện tích trồng giống đặc sản trên 1.440ha, doanh thu từ 110 - 120 triệu đồng/ha.

Một gian hàng trưng bày bưởi Đoan Hùng. Ảnh: NNVN.

Một gian hàng trưng bày bưởi Đoan Hùng. Ảnh: NNVN.

Huyện Đoan Hùng có 1.540 ha áp dụng quy trình VietGAP, hơn 1.000 ha được cấp mã số vùng trồng trong đó phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nga, Mỹ là 269,6ha, phục vụ nội tiêu là 733 ha, có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao và 6 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

Tuy nhiên việc phát triển loại cây trồng đặc sản này ở đây còn gặp nhiều khó khăn về trình độ sản xuất, khả năng tiêu thụ cũng như thiếu đầu tư cho chế biến để nâng cao giá trị. Thêm vào đó, thời gian gần đây nhiều loại sâu bệnh hại như vàng lá, chảy gôm, thối rễ diễn ra khá phổ biến khiến chết cây, thối quả, chất lượng, mẫu mã giảm, giá bán hạ, thậm chí khó tiêu thụ.

Năm 2023 Chi cục Trồng trọt và BVTV cùng huyện Đoan Hùng đã đẩy mạnh hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ trồng bưởi với các HTX, doanh nghiệp. Sản lượng bưởi được tiêu thụ qua hình thức mới này đã chiếm khoảng 30%, còn lại là chủ vườn tự bán qua thương lái. Với sản lượng khoảng 33.195 tấn quả, tổng doanh thu trên 300 tỉ đồng, thu nhập trung bình của người trồng bưởi Đoan Hùng đạt khoảng 110 - 120 triệu đồng/ha/năm, còn rất khiêm tốn so với tiềm năng.

Vườn bưởi Đoan Hùng nhiều năm tuổi. Ảnh: NNVN.

Vườn bưởi Đoan Hùng nhiều năm tuổi. Ảnh: NNVN.

Lý do chính được Trạm Trồng trọt và BVTV huyện đưa ra là: Một bộ phận nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, còn tư tưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước. Các hộ trồng bưởi có tập quán bán cả vườn cho thương lái từ lúc bưởi ra hoa, quả non (có đặt cọc tiền trước), vì vậy, các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến liên hệ để ký kết tiêu thụ sản phẩm rất khó cạnh tranh được.

Liên kết sản xuất với các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, chưa thực sự bền vững. Để khắc phục cần phải tăng cường liên kết 4 nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý; đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, mô hình trang trại, gia trại; xây dựng chuỗi liên kết giữa các khâu từ sản suất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.  

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 6] Lối đi nào cho chăn nuôi nông hộ?

Lựa chọn khôn ngoan của các nông hộ nhỏ là xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ, gắn với các giống bản địa, đặc sản để khai thác thị trường ngách.

Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Hơn 185 chuyên gia, nhà nghiên cứu dự hội thảo quốc tế về công nghệ biển

KHÁNH HÒA Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ biển và thủy sản lần thứ 5 thu hút hơn 185 đại biểu tham gia, trong đó có hơn 35 đại biểu quốc tế.

Tương lai bền vững cho ngành gỗ: [Bài 2 ] Doanh nghiệp lo chính sách thuế

Ngoài thách thức của quy định EUDR, ngành gỗ Việt còn đang phải đối mặt với chính sách thuế của Hoa Kỳ, thị trường lớn của ngành gỗ Việt.