| Hotline: 0983.970.780

Đoàn kết sẽ thắng lợi

Thứ Ba 01/06/2021 , 09:29 (GMT+7)

Tên xóm Đoàn Thắng (Xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên) được ghép từ tên của hai xã Đoàn Kết (Đại Từ) và Tiên Thắng (Duy Tiên, Hà Nam) mà nên.

Ông Nguyễn Hữu Chìu (Bí thư chi bộ xóm Đoàn Thắng) kể, năm 1963, ông Chìu 11 tuổi cùng 2 người em của mình được cha mẹ đưa lên vùng kinh tế mới bây giờ. Thấm thoát đã cận kề 60 năm cuộc đời. Vậy nhưng hình ảnh của những ngày đầu khai đất lập làng vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của ông. 

Với cụ Nguyễn Hữu Lẵng, nỗ lực để miền quê mới trù phú như hôm nay khiến nỗi nhớ cố hương nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Với cụ Nguyễn Hữu Lẵng, nỗ lực để miền quê mới trù phú như hôm nay khiến nỗi nhớ cố hương nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Xã Hoàng Nông năm dọc triền đông dãy Tam Đảo. Những năm ấy, rừng núi rậm rạp. Trời mưa, dân bản luồn vào rừng vầu mà tránh được ướt. Người bản địa làm nhà sàn cao phòng hổ vồ, gấu xé. Cũng để an toàn mỗi đận động rừng, lũ thượng nguồn bất ưng ụp xuống. 

Để có bước ổn định ban đầu, các hộ mới đến được các hộ dân bản địa đón về ở ghép và được Nhà nước hỗ trợ lương thực. Gia đình cụ Chỉu được hộ cụ Triệu Khánh Vân (Người Tày trong bản) cưu mang nơi ở. Ngày ngày, vợ chồng cụ Chỉu chặt tre nứa, xẻ trúc vầu, quai đồi, lấp bãi, tra mố, làm nương. Cứ nửa tháng lại đi bộ ra thị trấn, đến phòng lương thực huyện lĩnh gạo muối của Nhà nước hỗ trợ.

Đến nay, xóm Đoàn Thắng có 50 ha chè với sản lượng đạt 60 tấn. Xóm được công nhận là làng nghề chè truyền thống. Sau thế hệ thứ nhất có công khai phá, lập làng, thế hệ thứ 2 bám rễ, cắm dùi thì thế hệ thứ 3 của người Duy Tiên ở Đoàn Thắng đã nổi lên những nhân tố điển hình làm chè giỏi như anh Ngô Xuân Đạm, anh Nguyễn Hữu Nguyên...

Cây chè được người người dân xóm Đoàn Thắng đưa về trồng đầu tiên ở Hoàng Nông. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cây chè được người người dân xóm Đoàn Thắng đưa về trồng đầu tiên ở Hoàng Nông. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Nguyễn Hữu Chìu cho biết, rừng núi Hoàng Nông rậm rạp, những sình lầy hoang hóa xưa kia giờ là bát ngát nương chè, ruộng lúa. Diện mạo nông thôn thay đổi nhanh chóng. 100% đường giao thông trong xóm đã được bê tông hóa, 100% nhà dân được kiên cố. Không chỉ lan tỏa ý thức, khát vọng vươn lên làm giàu, người miền xuôi Tiên Thắng ở Đoàn Thắng còn mang và duy trì ở đây những giá trị văn hóa mới góp phần thay đổi tư duy cố hữu vùng cao. Chính vì vậy, ông Chìu có 6 người em đều thì đều khá giả cả. Còn 4 người con của ông Chìu đều được học hành, đã thành đạt, hiện đang công tác tại các cơ quan của tỉnh, của huyện.

Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Nông, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, ngoài xóm Đoàn Thắng, có tới gần 1/3 dân số xã Hoàng Nông là người dân khai hoang, xây dựng kinh tế mới. Trải qua gần 60 năm, đã đến thế hệ thứ 4 của người dân khai hoang được sinh ra, lớn lên. Nỗi nhớ cố hương đã đi theo người quá cố như cụ Khẩn, Cụ Đình...hay còn man mác với người còn sống như cụ Lẵng, bác Chìu...Đoàn Thắng, Hoàng Nông giờ là quê hương của thế hệ tiếp bước. Cư dân, đồng bào 6 dân tộc anh em cùng đang nỗ lực, đoàn kết, chung tay để xây dựng quê hương Hoàng Nông ngày càng giàu mạnh. 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thanh Trì sáng tạo lan tỏa các sản phẩm OCOP

Thời gian vừa qua huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP.