| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp đất Cảng liên kết với nông dân sản xuất lúa hữu cơ

Thứ Sáu 27/08/2021 , 09:47 (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp ở Hải Phòng đang dần thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống, đã liên kết với nông dân sản xuất ra gạo sạch trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Các doanh nghiệp, nhà khoa học và lãnh đạo địa phương, cùng người dân xã Ngũ Phúc kiểm tra năng suất lúa vụ trồng thử nghiệm đầu tiên. Ảnh: Đinh Mười.

Các doanh nghiệp, nhà khoa học và lãnh đạo địa phương, cùng người dân xã Ngũ Phúc kiểm tra năng suất lúa vụ trồng thử nghiệm đầu tiên. Ảnh: Đinh Mười.

TP Hải Phòng hiện nay có hơn 30.000ha đất trồng lúa/1 vụ với năng suất trung bình đạt từ 65-70 tạ/1ha. Những năm qua, dù tình trạng bỏ ruộng diễn ra phổ biến nhưng bằng nhiều cách, ngành nông nghiệp và các địa phương vẫn duy trì được năng suất, sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực.

Nhiều mô hình liên kết hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp đã xuất hiện, hợp tác kinh doanh hiệu quả, vừa nâng cao chất lượng lúa, gạo vừa gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp tham gia liên kết hiệu quả, điển hình như: Công ty Hải Âu Việt, Công ty Trường Phú Quý, Hợp tác xã nông nghiệp Thụy Hương,…

Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được TP Hải Phòng quan tâm nhằm giúp gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nông dân.

Đến nay, các mô hình chuỗi liên kết giữa hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã phát huy có hiệu quả.

Những cách đồng trồng lúa hữu cơ ngày càng nhiều ở Hải Phòng. Ảnh: TPQ.

Những cách đồng trồng lúa hữu cơ ngày càng nhiều ở Hải Phòng. Ảnh: TPQ.

Trong lĩnh vực sản xuất lúa, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định. Thông qua liên kết sản xuất theo chuỗi đã góp phần thúc đẩy các mặt hàng chủ lực, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân trên địa bàn TP Hải Phòng.

Bà Đào Thu Huyền – Phó Giám đốc Công ty Trường Phú Quý cho biết, doanh nghiệp đã liên kết với người dân nhiều nơi trong nước để sản xuất lúa gạo, riêng ở Hải Phòng, doanh nghiệp đang hợp tác với bà con xã Ngũ Phúc để sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.

Về chi phí có thể sẽ lớn hơn và quy trình sản xuất khắt khe hơn nhưng sản phẩm làm ra sẽ được cam kết bao tiêu toàn bộ với giá cả cao hơn các loại lúa gạo khác.

“Liên kết với nông dân chúng tôi sẽ yêu cầu người dân cấy tuân thủ theo quy trình của chúng tôi từ giống, phân bón cho đến quá trình sản xuất. Chúng tôi có lợi thế là đã có thương hiệu, có nhiều năm kinh nghiệm với thị trường lúa gạo nên việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân không phải là vấn đề. Chúng tôi cam kết đưa hạt lúa, hạt gạo về đúng giá trị của nó, hạt gạo hữu cơ”, bà Huyền khẳng định.

Còn về phía người nông dân, theo tìm hiểu của Báo NNVN, tại Hải Phòng, vấn đề người dân quan tâm nhất là đầu ra cho nông sản và khi đã sản xuất đúng quy trình sản phẩm an toàn thì doanh nghiệp thu mua cần đảm bảo giá cả hợp lý, đảm bảo công bằng so với các sản phẩm thông thường khác.

Bà Nguyễn Thị Dung, trưởng thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, đồng thời đại diện cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở đây cho biết, hiện tại hợp tác xã đang có hơn 40 mẫu trồng lúa, thông qua chính quyền địa phương, Chi cục quản lý chất lượng nông lân sản và thủy sản hướng dẫn đã phối hợp với doanh nghiệp để trồng lúa hữu cơ.

Chị Huyền cẩn thận bày biện những sản phẩm gạo 'sạch' do mình làm ra để giới thiệu với người tiêu dùng. Ảnh: Đinh Mười.

Chị Huyền cẩn thận bày biện những sản phẩm gạo "sạch" do mình làm ra để giới thiệu với người tiêu dùng. Ảnh: Đinh Mười.

Qua thử nghiệm vụ đầu tiên cho thấy chi phí sản xuất lúa hữu cơ tốn kém gấp 1,5 lần so với trồng lúa thông thường, trong đó chủ yếu chênh tiền phân bón, cao hơn khoảng 5 lần. Do đó, khi bán ra thị trường, nếu giá lúa vô cơ là 70 nghìn đồng/1kg thì lúa trồng hữu cơ phải đạt giá 100.000 đồng/1kg thì người nông dân mới có lãi.

Theo bà Dung, người nông dân cần doanh nghiệp hợp tác để đảm bảo cho chất lượng gạo và thành quả lao động sản xuất làm ra, đáp ứng được mong muốn của người dân là có hiệu quả kinh tế. Người nông dân làm ra lúa sạch cần được tiêu thụ đúng giá trị lúa sạch, nếu giá cả vẫn như lúa trồng vô cơ thì sẽ không đủ chi phí để duy trì sản xuất do thu thấp hơn chi phí.

“Hợp tác với doanh nghiệp chúng tôi chỉ mong muốn sản phẩm lúa chúng tôi làm ra không bị tồn đọng, và giá cả cao hơn so với lúa thông thường. Qua đó, giúp người nông dân có nguồn thu, đẩy mạnh sản xuất và hạn chế được tình trạng bỏ ruộng”, bộc bạch.

Theo Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hải Phòng, khi doanh nghiệp ký kết cùng nông dân thông qua các hợp tác xã (HTX) để thu mua sản phẩm nông nghiệp thì cả doanh nghiệp, HTX, nông dân cùng có lợi.

Các bên đã liên kết, hợp tác sản xuất thì phía doanh nghiệp sẽ hỗ trợ người nông dân phần giống, hướng dẫn quy trình sản xuất đảm bảo, thậm chí còn có thể “cầm tay chỉ việc”, còn người nông dân cũng phải cam kết sản xuất theo đúng yêu cầu và sản phẩm làm ra sẽ cung ứng cho doanh nghiệp đã liên kết.

Đối với HTX, vừa quản lý chất lượng sản phẩm và làm đầu mối thu mua có lợi nhuận,  nông dân bán được nông sản với giá cao, ổn định, còn doanh nghiệp khi thu mua nông sản từ HTX sẽ giảm được nguồn chi phí thu gom, vận chuyển, lại yên tâm về chất lượng.

Từ những giá trị thực tế đó, chỉ trong thời gian ngắn đẩy mạnh phát triển thì việc liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân để tiêu thụ nông sản ở Hải Phòng đã được nhân rộng. Ví dụ mô hình bà Nguyễn Thị Dung đang rất thành công, hàng chục mẫu ruộng bỏ bê nhiều năm nay đã thành những cánh đồng trù phú, lúa với năng suất và chất lượng cao.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.