| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp du lịch cạn lực, cần tiếp sức

Thứ Bảy 25/12/2021 , 20:44 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, riêng lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Bằng mọi giá phải sớm có kế sách phục hồi và phát triển.

Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ tham dự Hội thảo. Ảnh: VK.

Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ tham dự Hội thảo. Ảnh: VK.

Chiều 25/12, tại Nghệ An, Hội thảo “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển” họp phiên toàn thể kết nối với 19 điểm cầu trong cả nước. Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Từ tính chất, đòi hỏi cấp bách, nhiều đại biểu, chuyên gia đã nêu bật ý kiến và chủ động hiến kế nhằm sớm cụ thể hóa mục tiêu đưa ngành du lịch cả nước thoát ra khỏi nghịch cảnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định phát triển ngành Du lịch là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Năm 2019 doanh thu từ ngành du lịch đạt gần 33 tỷ USD, đóng góp trên 9% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2,5 triệu việc làm. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội bao gồm ngành du lịch.

Hoạt động du lịch gần như bị đóng băng, các chỉ số tăng trưởng đều sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng, số đông người lao động không có việc làm, buộc phải chuyển sang hình thức khác.

Đây là dịp để đánh giá chi tiết thực trạng, qua đó xây dựng kế hoạch, lộ trình để sớm 'hồi sinh' ngành du lịch. Ảnh: VK.

Đây là dịp để đánh giá chi tiết thực trạng, qua đó xây dựng kế hoạch, lộ trình để sớm "hồi sinh" ngành du lịch. Ảnh: VK.

“Tôi mong Hội thảo sẽ tiếp tục làm rõ hơn mối quan hệ của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội chung của cả nước với các chương trình, kế hoạch, định hướng phục hồi, phát triển du lịch. Đồng thời kiến nghị những giải pháp, chính sách, nhất là các chính sách về bảo đảm phòng chống dịch để mở cửa an toàn; chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi, phát triển du lịch; các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Nhận thấy tình trạng đình trệ kéo dài sẽ gây ra hệ lụy trầm trọng, nhiều địa bàn du lịch trọng điểm như Hà Nội, TPHCM, Nha Trang, Huế… đã chủ động “phủ vacxin” đạt mức miễn dịch cộng đồng, hiện cách làm này đang lan tỏa rộng khắp cả nước. Số đông chuyên gia nhận định, đây là yếu tố then chốt để quyết định thời điểm phục hồi hoạt động du lịch trong thời gian tới.

Sau khoảng 2 năm 'ngủ đông', ngành du lịch cả nước đang được kỳ vọng sẽ sớm hồi sinh. Ảnh: VK.

Sau khoảng 2 năm "ngủ đông", ngành du lịch cả nước đang được kỳ vọng sẽ sớm hồi sinh. Ảnh: VK.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: Từ giữa tháng 11/2021, một số địa phương tổ chức thí điểm đón khách quốc tế, qua đó ghi nhận khoảng 3.500 lượt khách, qua đó khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đáng giá cao chủ trương đúng đắn, kịp thời Việt Nam tạo được độ phủ vacxin lớn: “Chuyển hướng trong chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch khôi phục trở lại. Sự kiện đón và phục vụ đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc (là 1 trong 5 địa phương đi đầu trong thực hiện chủ trương thí điểm đón khách du lịch quốc tế có sử dụng hộ chiếu vacxin - PV) vừa qua diễn ra an toàn, tạo dựng được niềm tin với du khách”.

Đại diện Bộ Y tế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định Bộ đã ban hành nhiều giải pháp an toàn sức khỏe cho du khách trong bối cảnh mới. Đối với địa bàn có dịch cấp độ 1, 2 hoạt động du lịch được tổ chức phục vụ 100% công suất. Với dịch cấp độ 3 chỉ tổ chức hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch, sự kiện tập trung trong nhà và các chương trình theo nhóm, đảm bảo dưới 25 người, hoạt động không quá 50% công suất. Với địa bàn dịch cấp độ 4 dừng hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch, dừng tổ chức sự kiện tập trung trên 20 người, các cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống hoạt động không quá 40% công suất.

Cạn kiệt vì đại dịch, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ hơn bao giờ hết. Ảnh: VK.

Cạn kiệt vì đại dịch, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ hơn bao giờ hết. Ảnh: VK.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Du lịch Viettravel cho rằng thời điểm này hầu hết các doanh nghiệp đã cạn lực, để hoạt động du lịch sớm được “hồi sinh” đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách giữ chân người lao động, mặt khác cần được Chính phủ tiếp sức về khía cạnh tài chính:

“Doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo, tạo việc làm để không bị đứt gãy lao động, đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc vì lực lượng lao động du lịch có tính đặc thù và chuyên biệt”.

Xem thêm
Bất thường giá vé máy bay, Cục Hàng không vào cuộc

Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không vừa lập đoàn kiểm tra hoạt động bán, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.