| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo lúa "thẩy"

Thứ Năm 27/10/2011 , 10:33 (GMT+7)

Cách làm này vừa nhanh, cây mạ ít bị mất sức (do còn đất ở gốc) mà năng suất lại cao hơn hẳn so với lúa cấy.

Lúa “thẩy” giữ được phất đất ở gốc nên lúa ít bị mất sức

Thay vì gieo mạ lúa mùa rồi cấy trên nền đất nuôi tôm, nhiều nông dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã có sáng kiến nhổ nguyên bụi mạ thẩy xuống ruộng. Cách làm này vừa nhanh, cây mạ ít bị mất sức (do còn đất ở gốc) mà năng suất lại cao hơn hẳn so với lúa cấy.

Lúa “thẩy” chủ yếu được người dân làm trên nền đất nuôi tôm (mô hình lúa – tôm) và bắt đầu xuất hiện khoảng 3- 4 năm nay. Ban đầu, lúa “thẩy” chỉ có một số ít người làm. Nhưng hiện nay đã lan rộng thành phong trào do có hiệu quả cao.

Anh Nguyễn Văn Thuận, ở xã Tân Bằng, Thới Bình, người đã làm lúa “thẩy” mấy năm nay cho biết: “Kỹ thuật làm lúa “thẩy” cũng tương tự như làm lúa cấy. Sau khi thu hoạch xong vụ tôm thì cho tháo hết nước, hứng nước mưa để rửa mặn cho nền ruộng. Mạ được gieo sẵn trên bờ liếp, chủ yếu là các giống lúa mùa địa phương như: một bụi đỏ, trắng lùn, lùn Minh Hải, lùn Kiên Giang... Khi mạ được khoảng 20-25 ngày tuổi, mướn người nhổ thả xuống vuông theo lối, theo hàng như lúa cấy, sau đó chăm bón bình thường”.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 214 ra ngày 27/10/2011)

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.