| Hotline: 0983.970.780

Đôi điều về bài báo " Thái Bình - chủ quan để dịch rầy tàn phá lúa"

Thứ Hai 25/10/2010 , 10:27 (GMT+7)

Tôi là một độc giả thường xuyên của báo NNVN. Vừa rồi tôi có đọc 2 bài viết trên báo, bài “đi” của nhà báo Lê Bền: Thái Bình- Chủ quan để rầy tàn phá và bài “lại” của ThS. Trần Xuân Định, PGĐ Sở NN-PTNT Thái Bình. Tôi ở Nam bộ, không hiểu mùa màng ngoài đó nên không thể bênh ai. Tuy nhiên qua kinh nghiệm hơn 30 năm làm lúa của bản thân, tôi xin góp một đôi lời.

>> Trao đổi quanh vấn đề “Thái Bình chủ quan để dịch rầy tàn phá lúa”
>> Thái Bình chủ quan để dịch rầy tàn phá lúa!

Nguyên nhân cháy rầy: Ở Nam bộ trừ các đợt dịch rầy lớn như 1980, 2002 còn các ổ cháy rầy nhỏ, cục bộ gần như năm nào cũng có. Nguyên nhân cháy rầy cục bộ chủ yếu là việc dùng thuốc BVTV không đúng, phun quá nhiều làm cho hệ sinh thái ở ruộng lúa mất tự nhiên. Từ khi được học IPM, nông dân Nam bộ lại càng thấm nhuần phương châm “sống chung với rầy”, chỉ dùng thuốc diệt rầy khi thấy mật số rầy cao quá, làm suy giảm năng suất.

 Khi dùng thuốc họ cũng căn cứ vào nhiều thứ, nếu rầy nhỏ dùng thuốc chống lột xác để không làm chết thiên địch. Khi diệt rầy di trú họ sử dụng loại thuốc “nốc ao” nhưng rất thận trọng, phải bơm nước vào ruộng ngập trên bẹ để dồn rầy lên lá mới phun, vì như thế chỉ cần dùng lượng thuốc ít nhưng hiệu quả vẫn rất cao. Chưa thấy ruộng của nông dân sản xuất giỏi nào mà bị cháy rầy.

Không được dùng thuốc phòng rầy: Kinh nghiệm trong nhiều năm, chúng tôi rút ra kết luận là với rầy thì không thể dùng thuốc để phòng. Cần xem lại việc nhà nước cấp thuốc cho việc xử lý hạt giống, cấp thuốc phun thuốc nội hấp cho mạ trước lúc cấy trên phạm vi toàn tỉnh. Nông dân Nam bộ chỉ dùng thuốc ngừa rầy bằng việc xử lý hạt giống trong trường hợp biết chắc chắn rằng khi sạ sẽ có đợt rầy di trú mà không thể né được (vì thời vụ còn phụ thuộc vào con nước), còn phần lớn họ sử dụng nước muối 15% để loại bỏ lửng lép và bào tử nấm rất hiệu quả, tốn rất ít tiền mà môi trường lại không độc hại. Một đứa bé mới sinh ra thì giữ vệ sinh chắc chắn tốt hơn phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh.

Không nên máy móc nghe theo các nhà khoa học: Các khuyến cáo của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các hội chuyên ngành là đều có cơ sở, tuy nhiên nó chỉ đúng trong trường hợp cụ thể nên nếu áp dụng máy móc cho đồng loạt thì sẽ không còn đúng. Chính tôi cũng từng thấy một số nhà khoa học hiện nay lúc nào cũng khuyến cáo nhấn mạnh dùng thuốc này, thuốc nọ của hãng này hãng nọ mà lại “quên” hoặc đề cập lướt qua các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.