| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng ngừa bệnh dại

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

Thứ Hai 06/05/2024 , 08:48 (GMT+7)

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Ngành Thú y Bình Dương phối hợp với các địa phương ra quân tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại. Ảnh: Trần Trung.

Ngành Thú y Bình Dương phối hợp với các địa phương ra quân tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại. Ảnh: Trần Trung.

Tình trạng nuôi chó, mèo thả rông trong các khu dân cư của Bình Dương đang gây ra nhiều vấn đề về mỹ quan đô thị, an toàn và an ninh. Mặc dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền "rát mặt", nhưng người dân vẫn tiếp tục thả chó ra đường một cách vô tư.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều địa phương trên địa bàn Bình Dương đã thành lập đội chuyên bắt chó thả rông, nhưng tình trạng trên vẫn chưa giảm bớt.

Ông Hoàng Văn Kiên, 62 tuổi, trú tại xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết, tại khu vực ông ở, tình trạng nhiều người dân thả vật nuôi ra đường không rọ mõm rất nhiều, thậm chí có người còn không chịu tiêm phòng cho chó, mèo.

Ông Kiên cho biết, từ trước đến nay ông đã bị chó cắn đến 2 lần nên đối với ông ám ảnh nhất bây giờ khi ra đường là thấy chó thả rông không rọ mõm.

“Nhà tôi không bao giờ dám để trẻ con ra đường chơi một mình, chỉ sợ chó cắn. Ra đường là thấy chó, người lớn nhiều khi còn sợ nữa là con nhỏ,” ông Kiên bức xúc.

Người dân cần quản lý chặt chó, mèo tránh tình trạng chó thả rông, không rọ mõm. Ảnh: Trần Trung.

Người dân cần quản lý chặt chó, mèo tránh tình trạng chó thả rông, không rọ mõm. Ảnh: Trần Trung.

Cũng ám ảnh về nạn chó thả rông như ông Kiên, bà Huệ, 53 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho biết, cháu gái 6 tuổi của bà vừa đi học về đang đợi mở cửa bất ngờ bị 2 con chó của hàng xóm lao đến cắn. Rất may có người lớn can thiệp kịp thời nên cháu chỉ bị cào chảy máu. Ngay sau đó, gia đình đã đưa cháu bé đi tiêm phòng dại ngay.

“Nhiều con chó cứ thấy trẻ em là lao ra cắn, nhiều khi vì tình làng nghĩa xóm không nói, chứ để chó ra đường mà không rọ mõm như vậy rất nguy hiểm”, bà Oanh nói.

Còn theo một số người dân tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương, người dân nuôi chó rất nhiều. Cứ buổi chiều là thấy cả đàn chó ra đường. Trẻ con không dám ra đường chơi vì sợ chó. Nhiều lúc có người đi xe máy chạy trên đường mấy con chó hùa nhau ra đuổi khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ hoảng sợ té ngã.

Chị Lê Thị Mỹ, ngụ phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương cho hay: “Sáng nào dậy trước cửa nhà rất nhiều phân chó, tôi phải đi dọn một lúc mới xong. Nuôi chó mà cứ thả rông vậy rất bẩn, nói ra mất lòng hàng xóm”.

Chị Mỹ cho biết thêm, nhiều lúc đang ở trong nhà nghe tiếng trẻ em khóc thét lên. Lúc chạy ra thì thấy mấy con chó đang vây quanh bé nhỏ, may mà người lớn chạy ra kịp. Nhiều người nghi mắc bệnh dại phải đi tiêm phòng.

Cán bộ thú y đến tận nhà người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiêm vacxin phòng bệnh dại. Ảnh: Trần Trung.

Cán bộ thú y đến tận nhà người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiêm vacxin phòng bệnh dại. Ảnh: Trần Trung.

Bác sĩ Chuyên khoa II Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết: Từ năm 2022 đến nay, không ghi nhận ca bệnh dại nào trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhưng lại có sự gia tăng về số ca nghi ngờ mắc bệnh dại.

Trong đó, năm 2023 số người bị chó, mèo cắn nghi mắc bệnh dại phải đi tiêm phòng là hơn 15.000 mũi. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, số người nghi mắc bệnh dại đi tiêm phòng lên tới 4.500 mũi.

Rất may mắn là ở Bình Dương chưa có trường hợp tử vong vì bị chó, mèo cắn nhưng một số tỉnh đã xảy ra nhiều trường hợp tử vong. Cũng theo ông Chín, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương chó thả rông liên tục xuất hiện, thậm chí còn đuổi theo người dân đi đường khiến mọi người không khỏi lo lắng.

Một số người dân phải đi tiêm phòng do bị chó thả rông cào, cắn trúng tay, chân. Đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều người nghi ngờ mắc bệnh phải đi tiêm phòng.

“Để triển khai tốt công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngành Y tế đã triển khai các hoạt động như chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp công tác với cơ quan thú y, khi phát hiện trường hợp chó, mèo cắn phải tư vấn hướng dẫn tiêm phòng dại theo quy định của Bộ Y tế và vận động người dân đi tiêm ngừa cho vật nuôi, cũng như tiêm ngừa cho bản thân khi bị vật nuôi cắn”. Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.