| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới cách đánh giá sản phẩm OCOP của Bình Định

Thứ Hai 02/01/2023 , 07:51 (GMT+7)

Năm 2022, OCOP là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của Bình Định. Cách đánh giá sản phẩm OCOP cũng đổi mới hơn so với những năm trước.

Khơi dòng tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cuối tháng 12/2022, Sở NN-PTNT tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 3 năm 2022 của các huyện Tây Sơn, Hoài Ân và Phù Mỹ; đồng thời đánh giá lại 1 số sản phẩm của huyện Phù Cát và thị xã Hoài Nhơn do trong đợt đánh giá trước còn thiếu giấy tờ, hồ sơ. Kết quả, có 40 sản phẩm của 27 cơ sở được đánh giá đủ điều kiện công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó, có 8 sản phẩm của 4 cơ sở được đánh giá đạt tiêu chuẩn 4 sao và 32 sản phẩm của 23 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP của Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP của Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, qua 3 đợt tổ chức đánh giá trong năm 2022, Hội đồng giám khảo thống nhất công nhận 99 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022. Ngày 28/12/2022, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh ký quyết định công nhận danh mục sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022; trong đó, công nhận 21 sản phẩm hạng 4 sao của 10 cơ sở sản xuất; 76 sản phẩm hạng 3 sao của 60 cơ sở, chứng nhận này có giá trị trong thời hạn 36 tháng.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN-PTNT công bố thông tin, phối hợp với các địa phương hướng dẫn các chủ cơ sở sử dụng chứng nhận và in logo cho sản phẩm; hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ; định kỳ tổ chức hậu kiểm để đánh giá chất lượng và duy trì chứng nhận đúng quy định.

Nhập chú thích ảnh

Nón ngựa Phú Gia ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định), sản phẩm OCOP của Bình Định khách du lịch rất ưa chuộng. Ảnh: V.Đ.T.

Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã có 230 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao; 35 sản phẩm đạt hạng 4 sao, còn lại là sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công thương Bình Định hỗ trợ các cơ sở giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh, khơi dòng tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử VNPost; hỗ trợ xây dựng 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Quy Nhơn và huyện Vân Canh. Bên cạnh đó, Sở Công thương Bình Định đã xây dựng và phát hành 1.000 cuốn cẩm nang giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định.

Đánh giá sản phẩm OCCOP đi vào chiều sâu

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, các tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP năm 2022 có nhiều khác biệt so với những năm trước; đánh giá sâu hơn, nhất là làm rõ các định dạng, chất lượng sản phẩm, chú trọng tính đặc trưng địa phương trong sản phẩm đó. Bình Định ưu tiên cho những sản phẩm OCOP tạo được dấu ấn, có tiềm năng đầu tư phát triển nâng cao. Hơn nữa, so với những năm trước, yếu tố câu chuyện làm nên sản phẩm đi kèm được chú trọng đưa vào thang điểm đánh giá.

Nhập chú thích ảnh

Bún khô, sản phẩm OCOP của huyện Hoài Ân (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, phân tích: Sản phẩm OCOP không thể chỉ cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, số lượng, mà còn phải tính đến các yếu tố lịch sử địa phương, văn hóa truyền thống của vùng đất và con người nơi sản phẩm hình thành. Ví như cũng là rượu gạo ngon, nhưng rượu Bàu Đá có vị thế khác với các loại rượu gạo khác. Cái khác đó được tạo ra từ uy tín cả trăm năm, về mức độ phổ biến của thương hiệu và những thông tin liên kết khác khiến trường liên tưởng được nối dài thêm như về đất Vua, di tích Champa, thành Hoàng Đế…

Ví như trong 11 sản phẩm của 6 đơn vị tham gia phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022 của huyện Hoài Ân được lựa chọn kỹ càng, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của địa phương như: Trà, mật ong dú, bún khô...

Theo ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, các sản phẩm tham gia phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022 của huyện Hoài Ân chú trọng khai thác các yếu tố đặc trưng, có tiềm năng phát triển nâng cao, mở rộng.

Sản phẩm OCOP của huyện Hoài Ân (Bình Định) trưng bày tại Ngày hội nông sản Hoài Ân lần thứ I-2022. Ảnh: V.Đ.T.

Sản phẩm OCOP của huyện Hoài Ân (Bình Định) trưng bày tại Ngày hội nông sản Hoài Ân lần thứ I-2022. Ảnh: V.Đ.T.

“Ví như khi nói về mật ông dú, có thể không có sản lượng lớn để thành sản phẩm hàng hóa như mật ong thông thường, nhưng nó có sự khác biệt về chất lượng, có tính dược cao, độ hiếm, phổ ứng dụng. Mật ong dú Hoài Ân đã trở thành quà biếu cao cấp mà nhiều đơn vị, khách hàng khai thác tour, tuyến về du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện rất chuộng”, ông Võ Duy Tín cho hay.

“Trong năm 2022, Bình Định chú trọng đánh giá các sản phẩm OCOP  giàu yếu tố lịch sử địa phương, văn hóa truyền thống của vùng đất và con người nơi sản phẩm thành hình để đầu tư phát triển. Bởi, chương trình OCOP còn gắn liền với phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới”, ông Trần Văn Phúc chia sẻ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.