| Hotline: 0983.970.780

Đối tượng Phạm Minh Cường trong vụ khởi tố ông Lưu Bình Nhưỡng là ai?

Thứ Tư 15/11/2023 , 13:47 (GMT+7)

Phạm Minh Cường - đối tượng được nhắc đến trong quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng để phục vụ điều tra vụ việc 'cưỡng đoạt tài sản' là ai?

Công an tỉnh Thái Bình vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Trong quyết định khởi tố, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Vậy đối tượng Phạm Minh Cường là ai?

Đối tượng Phạm Minh Cường (Cường 'quắt') bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố thời điểm tháng 4/2023. Ảnh: CAT Thái Bình.

Đối tượng Phạm Minh Cường (Cường "quắt") bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố thời điểm tháng 4/2023. Ảnh: CAT Thái Bình.

Ngày 17/5/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Minh Cường (37 tuổi, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy) về tội Cưỡng đoạt tài sản, theo Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Theo cơ quan điều tra, trước đó, biết thông tin một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy), Cường và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều trên địa bàn, từ đó gây sức ép, buộc các doanh nghiệp được chính quyền cấp phép phải trả tiền cho mình theo khối lượng cát khai thác hoặc phải bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường.

Bằng cách này, từ năm 2020 đến năm 2022, Cường và đồng bọn chiếm đoạt trái phép số tiền hàng tỷ đồng.

Ngày 29/4/2023, Phạm Minh Cường cùng một số nghi phạm đã bị công an địa phương khởi tố, bắt giam về tội "Cố ý gây thương tích" và "Gây rối trật tự công cộng". Công an địa phương nhìn nhận trong vụ án này, Cường là kẻ cầm đầu băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” tại địa bàn ven biển tỉnh Thái Bình.

Đối tượng Phạm Minh Cường có biểu hiện móc nối với một số người có tiền án, tiền sự tại Hải Phòng, Hưng Yên để bảo kê hoạt động khai thác và cung cấp cát biển; hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng... tại nhiều địa phương ở Thái Bình.

Cụ thể là nhóm "anh em xã hội" do Cường "quắt" cầm trịch đã tham gia bảo kê hoạt động khai thác và cung cấp cát biển; khai thác cát biển trái phép; tham gia ẩu đả, thanh toán lẫn nhau; cố ý gây thương tích; gây rối trật tự công cộng... ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).

Năm 2022, Phòng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp Công an huyện Thái Thụy tổ chức bắt giữ khẩn cấp, đồng thời khám xét trụ sở công ty, nơi ở của Phạm Minh Cường (thường gọi Cường "quắt") cùng hàng chục đàn em có liên quan để phục vụ điều tra một số vụ việc vi phạm pháp luật như cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... xảy ra trên địa bàn do nhóm đối tượng này gây ra.

Quá trình mở rộng điều tra vụ án Phạm Minh Cường, Công an tỉnh Thái Bình ngày 14/11 đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963) trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. 

Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Ngày 4/11/2023, qua công tác tuần tra, kiểm soát, Tổ công tác Đội cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với Công an huyện Hưng Hà bắt quả tang 2 tàu đang có hành vi hút cát trái phép trên sông Hồng thuộc địa phận xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, gồm 1 phương tiện biển kiểm soát NĐ-2966 có trọng tải 801,2 tấn do P.N.H (sinh năm 1989) trú xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định làm chủ và 1 phương tiện không có biển kiểm soát, vỏ xi măng (chưa xác định được trọng tải và công suất máy) do B.V.H (sinh năm 1993) trú tại xã Khánh Dương, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình điều khiển.

Tại thời điểm kiểm tra, các phương tiện đang thả neo cố định tàu và hút cát dưới lòng sông lên khoang chứa. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vụ việc và tạm giữ phương tiện để hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. 

Xem thêm
Bị giật dây chuyền khi đi tập thể dục buổi sớm

Công an huyện Lương Sơn vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Điền (Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm