| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào thiểu số trồng rau ôn đới, thu tiền triệu mỗi ngày

Thứ Hai 15/01/2024 , 11:28 (GMT+7)

LÀO CAI Trước đây đất bị bỏ hoang vào mùa đông thì nay bà con đã biết tận dụng để trồng các loại rau ôn đới, kết hợp làm du lịch, thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Lùng Phình là xã vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số Phù Lá, Mông sinh sống, thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đây cũng là xã trung tâm cụm thượng huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khí hậu đặc trưng ôn đới, mùa đông lạnh giá, trước bà con chỉ bỏ hoang đất trong mùa đông. Mấy năm gần đây, Lùng Phình trở thành xã đi đầu khu vực về gieo trồng cây rau màu, cây dược liệu vụ đông.

Nông dân xã vùng cao Lùng Phình làm đất trồng rau màu vụ đông xuân 2023 - 2024. Ảnh: Xuân Cường.

Nông dân xã vùng cao Lùng Phình làm đất trồng rau màu vụ đông xuân 2023 - 2024. Ảnh: Xuân Cường.

Vụ đông xuân 2023 - 2024, xã Lùng Phình đã gieo trồng 35ha cây rau màu, trong đó có 3ha bắp cải, 5ha rau đặc sản đậu Hà Lan, đậu đỗ 11ha và hàng chục ha các loại rau khác như su hào, cải ngọt, cải mèo, cải ka le. Bên cạnh đó, bà con cũng trồng được 5ha cây dược liệu đương quy.

Ông Đỗ Anh Sơn, Chủ tịch UBND xã Lùng Phình cho biết: Xác định vụ đông xuân luôn là vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, xã đã chỉ đạo Hợp tác xã công nghệ cao Lùng Phình chủ động cung ứng giống cho bà con. Vụ này,Hợp tác xã tiếp tục đầu tư làm nhà màng để trồng dâu tây và các loại rau củ trái vụ; trồng và ươm giống, cung cấp các loại giống cải kale, bắp cải cho nông dân, nhờ đó tình hình sản xuất vụ đông xuân năm 2023 - 2024 trên địa bàn xã bảo đảm tiến độ, thuận lợi, 6/6 thôn bà con đều đăng ký và tiến hành gieo trồng vụ đông.

Nông trại Kale Farm ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình chuyên sản xuất rau màu hữu cơ, với các loại rau ôn đới đặc sản sản như cải kale, bắp cải và dâu tây. Nông trại có phong cảnh đẹp, là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Ảnh: Xuân Cường.

Nông trại Kale Farm ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình chuyên sản xuất rau màu hữu cơ, với các loại rau ôn đới đặc sản sản như cải kale, bắp cải và dâu tây. Nông trại có phong cảnh đẹp, là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Ảnh: Xuân Cường.

Tại Nông trại Kale Farm ở thôn Pả Chư Tỷ (xã Lùng Phình), vụ đông xuân này bà con triển khai sản xuất rất sôi nổi. Anh Giàng Quáng Tiên, chủ Nông trại Kale Farm cho biết, trên diện tích 30.000m2 đất canh tác, nông trại được chia thành các khu như: Xây dựng khu nhà sàn để trưng bày các sản phẩm; khu vực cho khách đến thăm quan trải nghiệm hái rau, củ, quả và nấu ăn ngay tại nông trại; khu trồng các loại cây ăn quả như lê, mận; khu trồng các loại rau cải cầu vồng, dâu tây, cà chua. Đặc biệt, nông trại dành hẳn 15.000m2 để trồng cải kale. 

Vườn dâu tây được trồng tại xã Lùng Phình. Ảnh: Xuân Cường.

Vườn dâu tây được trồng tại xã Lùng Phình. Ảnh: Xuân Cường.

Theo anh Tiên, cây cải kale từ khi xuống giống tới ngày thu hoạch lá khoảng 2 tháng. Đây là cây trồng dài ngày và cho sản phẩm quanh năm. Hiện mỗi ngày gia đình anh đang thu hoạch khoảng 100 - 120kg lá rau cải xoăn kale, sản phẩm được thị trường rất ưa chuộng, trồng đến đâu được thương lái vào tận vườn thu mua đến đó, lúc cao điểm 1kg cải xoăn kale có giá tại vườn lên tới 50.000 đồng. Với giá bán trung bình từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, loại rau này hiện đem lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho gia đình anh Tiên.

Sản phẩm cải kale của gia đình anh Tiên được tiêu thụ phần lớn tại thị trường Lào Cai, Hà Nội, ngoài ra anh còn chế biến cải kale để làm bún, xây dựng thương hiệu bún kale Bắc Hà, bột kale uống liền, bánh bao kale, bánh quy kale... Du khách đến trải nghiệm còn có thể chụp ảnh cùng cải kale. Hiện cải kale đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, có giá bán tại vườn khá cao và ổn định.

Vụ đông xuân có thời gian ngắn nên việc mở rộng diện tích sản xuất cây trồng vụ đông, nhất là cây rau màu đặc sản ở xã vùng cao Lùng Phình đang là hướng đi tích cực trong chuyển đổi cây trồng, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng trên cùng diện tích đất canh tác, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.