| Hotline: 0983.970.780

Đóng cửa rừng tự nhiên để phát triển bền vững

Thứ Tư 27/03/2019 , 09:54 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT và Ban Kinh tế TƯ chuẩn bị sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Báo NNVN tóm tắt lại kết quả chính chương trình đạt được trong ba năm qua.

Tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, sau đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016, về việc thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên.

09-40-34_6
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã triển khai quyết liệt hiệu quả việc đóng cửa rừng tự nhiên trong 3 năm qua

Từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện về cơ chế, chính sách, chỉ đạo điều hành khi ban hành 7 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức 7 hội nghị về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng với sự chủ trì của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại địa phương, 58 tỉnh, TP có rừng đã ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy hoặc UBND cấp tỉnh thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và Nghị quyết số 71/NQ-CP. Riêng 5 tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP.

Như vậy, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành từ TƯ đến địa phương đối với công tác quản lý bảo vệ rừng chuyển biến rõ nét, xã hội quan tâm sâu sắc.

Thực hiện đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên từ năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NN-PTNT đã hướng dẫn các địa phương không cấp chỉ tiêu, đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc, kể cả các đơn vị đã có chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế.

Bộ NN-PTNT cũng hướng dẫn các địa phương không giải quyết khai thác tận dụng sau khai thác, kể cả gỗ đổ gãy, gỗ lóc lõi tồn trong rừng tự nhiên, đồng thời dừng việc cấp chỉ tiêu khai thác gỗ gia dụng, chuyển sang cơ chế hỗ trợ khác và sử dụng vật liệu thay thế.

Trong phòng chống chặt phá rừng trái pháp luật, theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), giai đoạn 2011 - 2015, bình quân mỗi năm cả nước phát hiện 27.265 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân là 2.648ha/năm.

Tuy nhiên, giai đoạn 2016 - 2018, bình quân mỗi năm cả nước phát hiện 16.980 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 35% so với bình quân 5 năm 2011 - 2015, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân là 2.328ha/năm, giảm 29% so với bình quân 5 năm 2011 - 2015.

Riêng trong năm 2018, cả nước đã phát hiện 12.945 vụ phá rừng, giảm 3.577 vụ (tương ứng giảm 22%), diện tích rừng bị thiệt hại là 936ha, giảm 515ha (tương ứng giảm 35%) so với 2017. Các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, và xử lý nghiêm, trong đó xử lý hình sự 363 vụ.

Như vậy, số liệu thực tế cho thấy, trong 3 năm qua, công tác ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm nên tổng hợp tình trạng vi phạm pháp luật và diện tích bị thiệt hại do hành vi phá rừng trái pháp luật trên cả nước giảm, công tác quản lý bảo vệ rừng được chấn chỉnh một bước.

Về tăng diện tích rừng, phát triển rừng và sản xuất lâm nghiệp liên tục tăng, tính đến 31/12/2018, tổng diện tích rừng cả nước là gần 14,5 triệu ha, tăng trên 106.000ha so với năm 2016. Độ che phủ rừng đạt 41,65%, tăng 0,46% so với năm 2016.

Trong 3 năm, từ 2016 - 2018 cả nước trồng được gần 628.000ha rừng, trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng là trên 44.000ha, rừng sản xuất hơn 577.000ha. Sản lượng khai thác rừng trồng tập trung 3 năm 2016 - 2018 đạt 54 triệu m3 (năm 2016 là 17,5 triệu m3, năm 2017 là 18 triệu m3, năm 2018 là 18,5 triệu m3).

Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, tuy đạt được nhiều kết quả toàn diện và tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, song công tác bảo vệ phát triển rừng trong những năm qua còn những điểm nóng cần kiên trì, quyết liệt giải quyết. Đó là tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép tuy quy mô không lớn, nhưng vẫn diễn ra ở một số địa phương với các thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Đối với diện tích rừng do các Công ty Lâm nghiệp sắp xếp, chuyển giao về địa phương quản lý chưa được tổ chức quản lý hiệu quả, nên tình trạng pháp rừng, tranh chấp đất đai rất phức tạp. Một số doanh nghiệp, địa phương vẫn đề nghị được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên và cho rằng việc không cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên tăng áp lực cho công tác bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2025 chậm phê duyệt, các địa phương thiếu nguồn lực và căn cứ để xây dựng các dự án cơ sở, kế hoạch cụ thể. Một bộ phận cán bộ quản lý còn thiếu trách nhiệm trong công tác, thậm chí còn tiếp tay cho phá rừng, buôn lậu gỗ, lâm sản.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí cho các địa phương, chủ rừng triển khai thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Quyết định số 2242/QĐ-TTg với tổng kinh phí đã hỗ trợ trong 4 năm (2015 - 2018) là trên 332 tỷ đồng, cao hơn so với lợi nhuận thu được từ khai thác gỗ rừng tự nhiên của các công ty được cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

 

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất