| Hotline: 0983.970.780

Đóng góp

Thứ Hai 27/10/2014 , 08:05 (GMT+7)

Anh Huy là con trai cả trong một gia đình nghèo ở một tỉnh miền Trung. Bố mẹ anh chỉ sinh hai cậu con trai và dồn tất cả tài sản, thậm chí vay mượn để cho anh học đại học. 

Tốt nghiệp, anh trụ lại thủ đô, với ý chí và sự ham học hỏi, anh nhanh chóng có được công việc khá.

Bố mẹ bảo: Bố mẹ đã dồn tất cả để cho anh ăn học, giờ anh phải có trách nhiệm nuôi em trai đang học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và gửi tiền cho cha trả nợ.

Nhiều năm liền anh không dám có người yêu, bởi sợ các cô gái chê gia cảnh nghèo khó của mình. Rất may, một cô gái cùng làm biết được hoàn cảnh của anh, hơn nữa, cô còn rất cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của anh dành cho gia đình. Cô tự nguyện theo anh làm vợ.

Mọi rắc rối bắt đầu nảy sinh khi sống chung. Lấy nhau rồi, càng ngày cô vợ càng cảm thấy chuyện hàng tháng anh phải gửi cho cha mẹ 5 triệu đồng là điều vô lý. Cô tính, sau 7 năm ra trường, anh đã gửi tiền về đủ để cha trả nợ tiền cho anh đi học đại học.

Còn em trai học đại học thì mỗi tháng chỉ hết chừng 3 triệu đồng, do không phải nộp học phí. Vì sao cha mẹ lại bắt anh đóng góp những 5 triệu đồng. Trong khi cha mẹ vẫn còn sức khỏe, không chịu làm gì mà hàng tháng chỉ chờ tiền anh gửi về.

Những phàn nàn của vợ từ thưa thớt tới tần suất ngày càng tăng khiến anh Huy rối bời. Vợ rất có lý khi anh đã có gia đình riêng, phải lo cho gia đình nhỏ của mình. Họ lấy nhau phải có mục tiêu sinh con và mua nhà.

Vậy mà tháng nào anh cũng gửi tiền cho cha mẹ, khoản còn lại chỉ đủ chi tiêu cho cá nhân, không có dự phòng. Đến khi vợ chính thức đề nghị, hàng tháng, anh sẽ chỉ gửi tiền cho em, cắt 2 triệu đồng gửi cho cha mẹ thì anh Huy buộc phải đồng ý. Thực ra, anh đã rất khổ tâm, tự đấu tranh với chính mình và thuyết phục cha mẹ.

Chuyện chưa yên, cha anh Huy vì không có tiền con gửi về nên phải đi làm phụ hồ, bị tai nạn lao động, gãy chân. Cha mẹ anh Huy lại càng ghét, đổ lỗi cho con dâu và chì chiết con trai. Cuộc khủng hoảng gia đình mãi chưa tới hồi kết.

Vì chuyện đóng góp với gia đình chồng, chị Ly ở Giáp Bát (Hà Nội) cũng cảm thấy vô cùng ức chế, mệt mỏi. Hồi Ly mới lấy được chồng Hà Nội, bạn bè cô rất ghen tỵ. Ngay cả cô cũng thấy hãnh diện, dù bản thân khá xinh đẹp, công việc ổn định, lương cao.

Nhà chồng Ly chỉ có hai anh em trai, chồng Ly con trưởng, vì thế cha mẹ sớm giao ước cho vợ chồng cô những quy tắc để làm “tiền đề” cho vợ chồng chú em. Theo đó, bố mẹ chồng Ly còn khỏe mạnh, lại nghỉ hưu, nên vẫn có thể chu toàn mọi việc trong nhà.

Bù lại, vợ chồng Ly sẽ phải đóng góp khoản tiền 5 triệu đồng/tháng cho bố mẹ. Bao gồm tiền ăn bữa tối, tiền điện nước, xà phòng giặt. Với thu nhập của hai vợ chồng lúc đó (năm 2011), thì đây chỉ bằng một nửa tổng số lương của họ. Ly cho rằng, với 5 triệu mà không phải lo toan gì thì cũng đáng.

Tuy nhiên, cô vẫn chưa tính hết, 5 triệu đồng chỉ là “khoản chi thường xuyên”, ngoài ra cuối tuần cô và mẹ chồng đi chợ, con dâu không thể khoanh tay đứng nhìn mẹ chồng trả tiền, đành vui vẻ rút túi.

Mỗi năm nhà chồng cũng dăm ba cái giỗ, rồi những hôm ăn uống khách khứa, mẹ sai Ly đi chợ, cô lại tự giác bỏ tiền. Đôi khi hạch toán chi tiêu, Ly giật mình vì khoản tiền chi cho ăn uống quá nhiều, mà cũng không đáng có. Đành ngậm ngùi trong lòng vì tâm sự với chồng thì sợ anh bảo vợ chi ly, lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt.

Từ khi sinh bé đầu lòng, bố mẹ chồng bảo phải đóng 6 triệu/tháng, dù bé chưa ăn uống được gì và mẹ Ly lên chăm sóc con gái, kiêm luôn khoản đi chợ cho cả nhà. Ly cắn răng chịu đựng. Khổ nỗi, công việc của chồng bấp bênh, nay có mai không, lương lậu vì thế cũng trồi sụt.

 Dù không phải lo trả tiền thuê nhà, nhưng mỗi đầu tháng, Ly lại lo sốt vó để đủ 6 triệu đưa cho mẹ chồng. Tháng nào chậm một hai ngày là mẹ chồng lại mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia.

Cách đây một năm, chồng Ly chính thức mất việc, mọi chuyện tiền nong, chi tiêu cho con và ăn uống, một mình Ly phải cáng đáng. Cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đôi khi còn phải xin thêm ông bà ngoại. Cô tâm sự: “Bố mẹ chồng biết chồng mất việc, mà vẫn đều đều hàng tháng nhận 6 triệu đồng. Lương mình không đủ, phải “cấu” từ tiền tiết kiệm. Đôi khi ông bà ngoại cho thêm mà “sầu” quá”.

Đóng góp chi tiêu là sự chung vai gánh vác trách nhiệm với cha mẹ. Đây là một điều nên làm với các gia đình nhiều thế hệ sống chung hoặc gia cảnh còn khó khăn.

Một số cha mẹ muốn qua đó để các con tiết kiệm hơn, thậm chí nhận tiền của các con nhưng cha mẹ không tiêu đến mà để dành riêng, được vài tháng lại gửi tiết kiệm, phòng khi gặp khó khăn thì dùng tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng cho con cái biết điều này, gây ra sự hiểu lầm với con dâu, con rể.

Để tránh mâu thuẫn gia đình, cha mẹ cần cho con cái biết rõ và thảo luận trước khi quyết định, rằng: Tại sao phải đóng góp? Đóng góp bao nhiêu một tháng? Đóng góp để dùng vào những việc gì? Những việc gì phát sinh cần đóng góp thêm…

Bên cạnh đó, con cái cũng nên cho cha mẹ biết khả năng kiếm tiền của mình, những trục trặc bất ngờ gặp phải trong công việc (thất nghiệp, ít việc, sự cố…) để “điều chỉnh” mức đóng góp cho phù hợp.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm