| Hotline: 0983.970.780

Đồng loạt đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đ/kg từ ngày 1/4

Chủ Nhật 29/03/2020 , 11:31 (GMT+7)

Ngày 30/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp chăn nuôi lợn nhằm đề nghị đồng loạt đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đ/kg từ 1/4/2020.

Cuối quý II/2020, có thể cân bằng cung - cầu thịt lợn

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay, cả nước đã có 99% số xã có bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã qua 30 ngày; trong đó có 41 tỉnh, thành phố đã hết bệnh DTLCP. Đây là điều kiện thuận lợi để công bố hết dịch, để tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.

Đến ngày 10/3/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018). Trong đó, đàn lợn nái còn 2,72 triệu con, bao gồm 109 nghìn con cụ kỵ, ông bà chưa bị dịch bệnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống để tái đàn lợn.

Công tác tái đàn lợn đang diễn ra thuận lợi và được đẩy nhanh tại nhiều địa phương trên cả nước. Ảnh: TL

Công tác tái đàn lợn đang diễn ra thuận lợi và được đẩy nhanh tại nhiều địa phương trên cả nước. Ảnh: TL

Hiện đã có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 3,64 triệu con. Có 21 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt từ 80 - 99% so với trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 10,35 triệu con.

Theo thống kê, chỉ tính 15 doanh nghiệp lớn, các điểm liên kết vệ tinh và các doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ hạt nhân trong cơ cấu ngành hàng, sản xuất gần 100% đàn giống cụ kỵ, ông bà; 35-40% đàn giống bố mẹ; 50% đàn lợn thương phẩm và 55-60% sản lượng thức ăn công nghiệp của cả nước. Tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%.

Bên cạnh đó, có 20 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt từ 50 - 79% so với trước khi có bệnh DTLCP, với tổng đàn lợn của các địa phương này là 7,56 triệu con; 13 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt thấp nhất từ 31 - 49% so với trước khi có bệnh DTLCP, với tổng đàn lợn của các địa phương này là 1,95 triệu con.

Từ tháng 1/2020, một số địa phương đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn, với tổng đàn lợn vào đầu tháng 3/2020 đạt gần 24 triệu con (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019); tốc độ tăng đàn bình quân 3 tháng đầu năm 2020 tăng 6,2%.

Đầu năm 2020, tổng đàn lợn nái sinh sản có 2,62 triệu con (không bao gồm 110 ngàn con lợn ông bà và cụ kỵ), dự kiến tăng trưởng đàn nái là 0,5%/tháng (6%/năm), đến cuối năm 2020 đạt khoảng 2,9 triệu con, trung bình tổng đàn nái cả năm 2020 là 2,76 triệu con.

Với khả năng sản xuất bình quân 18 lợn con cai sữa/nái/năm, tỷ lệ lợn nuôi sống đến xuất chuồng là 90% và trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân 86kg/con (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Như vậy, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 dự kiến sẽ đạt 3,9 triệu tấn (tăng 18,4%so với năm 2019 và tăng 2,1% so với năm 2018).

Tính theo từng quý, lượng lợn hơi xuất chuồng quý I/2020 đạt 810 nghìntấn; quý II/2020 dự kiến đạt 950 nghìn  tấn; quý III/2020 đạt 1,020 triệu tấn và quý IV/2020 đạt 1,090 triệu tấn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhu cầu thịt lợn trung bình trong năm 2018 (trước khi có bệnh DTLC) là khoảng 920 nghìn tấn (chưa tính lượng thịt lợn xuất khẩu), như vậy dự kiến tới cuối quý II, đầu quý III/2020, nguồn cung thịt lợn sẽ có khả năng cân bằng được cung cầu.

Đề nghị đồng loạt đưa giá lợn hơi xuống mức 70.000 đ/kg từ 1/4/2020

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn ở mức cao, đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dẫn đến nguy cơ khó có thể kiểm soát chung CPI dưới 4% theo chỉ tiêu của Quốc hội giao. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3/2020 đến nay, giá lợn hơi đã có chiều hướng giảm xuống.

Giá lợn hơi thời gian qua đã bắt đầu hạ dần, tuy nhiên hiện vẫn đang ở mức cao. Nguồn: Bộ NN-PTNT.

Giá lợn hơi thời gian qua đã bắt đầu hạ dần, tuy nhiên hiện vẫn đang ở mức cao. Nguồn: Bộ NN-PTNT.

Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã liên tục tổ chức nhiều cuộc họp, trực tiếp đến làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, phòng, chống dịch bệnh và giảm giá bán lợn thịt.

Kết quả, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn (như Công ty CP Việt Nam, Dabaco, Mavin, Masan, GreenFeed…) đã phối hợp, đồng hành với Chính phủ và hiện đã hạ giá bán lợn thịt xuống với giá từ 73.000 - 76.000 đồng/kg lợn hơi. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện việc giảm giá bán lợn thịt.

Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT vừa qua cũng đã tiếp tục đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lợn đồng hành, cùng giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi từ đầu tháng 4/2020 để bảo đảm cân bằng hài hòa lợi ích của nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.

Theo đó, Bộ NN-PTN đề nghị doanh nghiệp chăn nuôi lớn thời gian tới tăng cường việc nhân giống cung cấp đủ cho người chăn nuôi; đồng thời đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn; sớm giảm giá thịt lợn, trước mắt từ ngày 1/4/2020 đồng loạt giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay; tiến tới giá thấp hơn ở mức phù hợp khi sản lượng lợn đạt mức cao như trước khi xảy ra dịch vào những quý cuối năm 2020.

Bộ NN-PTNT đề nghị các doanh nghiệp đồng loạt giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đ/kg từ ngày 1/4/2020 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh: TL.

Bộ NN-PTNT đề nghị các doanh nghiệp đồng loạt giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đ/kg từ ngày 1/4/2020 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh: TL.

Nhằm tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; trong đó chính sách giảm, miễn thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ.

Đề nghị Bộ Công Thương tổ chức kiểm soát giá của chuỗi cung ứng lợn thịt và thịt lợn ở thị trường vì thời gian qua, mặc dù theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã giảm giá xuất bán gần 70.000 đồng/kg lợn hơi, nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, thương lái sau khi mua và vận chuyển lợn ra khỏi cổng của các doanh nghiệp, thương lái có thể bán với giá cao hơn 10.000 đồng/kg lợn hơi.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Ban Chỉ đạo 398 quốc gia và các địa phương, đặc biệt các địa phương phía Bắc tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra khỏi Việt Nam.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh DTLCP được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn, tăng đàn và mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; có chính cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi...

Theo báo cáo của các Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến nay (tính đến ngày 27/3/2020), Việt Nam đã nhập khẩu hơn 39.191 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó nhập khẩu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Braxin 9,68%, Hoa Kỳ 7,65%, Liên bang Nga 2,62%.

Trong đó từ đầu năm 2020 đến ngày 27/3/2020, Việt Nam đã nhập khẩu 1.026 tấn thịt lợn (được 13 doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu) từ Công ty Miratorg (Nga).

Theo thông tin từ Tập đoàn Miratorg, từ đầu ngày 28/01/2020 đến nay, Tập đoàn này đã làm thủ tục xuất khẩu trên 3.465 tấn thịt lợn thông qua 15 doanh nghiệp của Việt Nam. Các lô hàng đã về đến các cảng của Việt Nam vào ngày 18/3/2020 và đã bắt đầu cung cấp ra thị trường.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.