| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp chuyển gần 10.000ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

Thứ Năm 01/09/2022 , 15:10 (GMT+7)

Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác phải dựa vào 5 nguyên tắc trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2022, Đồng Tháp sẽ chuyển khoảng 10.000ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác dựa vào 5 nguyên tắc trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Thứ nhất, chuyển đổi phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu. Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi. Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Trong năm 2022 Đồng Tháp sẽ chuyển gần 10.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác để tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2022 Đồng Tháp sẽ chuyển gần 10.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác để tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ hai, việc chuyển đổi không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại, không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa…

Thứ ba, trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120cm so với mặt ruộng.

Thứ tư, mục đích của chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ sản xuất.

Thứ năm, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng được thương hiệu cho nông sản Đồng Tháp. Song song đó xây dựng mã số vùng trồng phục vụ cho xuất khẩu nông sản.                                                      

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.