| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Tái đàn heo khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương

Chủ Nhật 20/10/2019 , 20:00 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Đồng Tháp vừa đưa ra những hướng dẫn về điều kiện tái đàn heo sau bệnh dịch tả heo châu Phi.

Người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương.

Theo đó, người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có đủ các điều kiện: Có quyết định công bố hết dịch của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện chuẩn bị khi tái đàn. Trước khi chuẩn bị tái đàn cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chuồng trại đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học như: Nền chuồng cao ráo, bằng phẳng, không bị ngập nước trong thời điểm có nước lũ về. Vách chuồng làm bằng các loại vật liệu chắc chắn, trơn, láng, an toàn cho gia súc và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Mái chuồng được thiết kế cao ráo, thoáng mát, tránh được mưa tạt, gió lùa và dễ dàng vệ sinh.

Có hố tiêu độc, khử trùng ở lối ra, vào. Có khu vực cách ly để vệ sinh, tiêu độc khử trùng con người và phương tiện trước khi ra, vào trại. Có hầm/túi ủ biogas đủ đáp ứng đủ yêu cầu xử lý chất thải. Xung quanh có đủ đất dự phòng trong trường hợp buộc phải tiêu hủy gia súc khi có dịch bệnh xảy ra. Phải để trống chuồng và thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại liên tục ít nhất trong 30 ngày trước khi thả nuôi. Đăng ký với chính quyền địa phương trước khi tái đàn.

Người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương và của cơ quan tài nguyên và môi trường đối với các trường hợp phải đăng ký với cơ quan tài nguyên và môi trường theo quy định.

Người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có đủ các điều kiện của ngành nông nghiệp đưa ra.

Chỉ mua con giống rõ nguồn gốc ở các cơ sở có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi đối với các trường hợp mua con giống ngoài tỉnh. Bố trí nuôi cách ly ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn (đối với các trại hiện đang còn heo trong trại). Chỉ sử dụng nước máy hoặc nước sông đã được xử lý bằng hóa chất khử trùng nước (chlorine hoặc benkocid) để cho gia súc ăn, uống, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại.

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ ít nhất 2 lần/tuần để tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh xuất hiện, tồn tại trong môi trường...

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.