| Hotline: 0983.970.780

Đột nhập "thánh địa" hàng lậu

Thứ Năm 04/08/2011 , 08:58 (GMT+7)

Tháng 8 mùa nước nổi, dọc theo sông Tiền (đoạn chảy qua địa phận Đồng Tháp và An Giang) nhiều thuyền, bè chở đường và gỗ lậu từ các điểm tập kết phía bên kia biên giới Campuchia ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam. Phóng viên NNVN đã có chuyến thâm nhập vào vùng nóng này.

Tháng 8 mùa nước nổi, dọc theo sông Tiền (đoạn chảy qua địa phận Đồng Tháp và An Giang) nhiều thuyền, bè chở đường và gỗ lậu từ các điểm tập kết phía bên kia biên giới Campuchia ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam. Phóng viên NNVN đã có chuyến thâm nhập vào vùng nóng này.

Thâm nhập đường dây buôn lậu

Từ thị xã Châu Đốc (An Giang), ngược theo sông Tiền bằng chiếc ca-nô chạy hơn 40 phút, chúng tôi đến cửa khẩu biên giới đường sông Vĩnh Xương (huyện An Phú) - nơi được xem là “thánh địa” của dân buôn lậu.

Gỗ: Hàng "nóng" nhất

Chiều tối, trên những con kênh chạy dọc biên giới hết sức tấp nập, nhộn nhịp cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa. Sau nhiều lần liên lạc, chúng tôi tìm được một người dẫn đường am hiểu địa bàn hoạt động của dân buôn lậu vùng này. Đó là anh T, một tay “anh chị” buôn lậu có tiếng ở Vĩnh Xương nay đã “gác kiếm” tình nguyện đưa chúng tôi thâm nhập, tìm hiểu hoạt động của những đường dây buôn lậu gỗ vùng biên giới.

Trước khi khởi hành, T. nhắc nhở một luật bất thành văn ở vùng viễn tây này, đó là không chụp ảnh, không ghi âm, không hỏi han quá nhiều. “Ở đây, hầu như nhà nào cũng có người đi buôn lậu hoặc vận chuyển hàng cho dân buôn nên phải cẩn thận”- T. dặn dò. Vốn là cánh tay đắc lực cho một đường dây vận chuyển gỗ lậu từ Campuchia về Việt Nam, T. thông thạo từng khúc sông, trạm gác của hải quan và bộ đội biên phòng.

T. cho biết, dọc biên giới Campuchia có hàng chục điểm tập kết hàng lậu, trong đó đường và gỗ là hai mặt hàng được dân buôn lậu thích nhất do chênh lệch lợi nhuận và nhu cầu trong nước khá cao. Sau đó mới là xăng dầu, thuốc lá và các hàng xa xỉ phẩm khác.

Sau khi hướng dẫn kỹ càng các thủ tục cần thiết, T. dẫn chúng tôi đến gặp chú Năm, một “trùm” gỗ lậu ở khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương. Thấy T. dẫn mối hàng đến, chú Năm hỏi dò xét:

- Sếp cần gỗ loại gì, sao không mua gỗ trong nước cho khỏe, chất lượng đảm bảo hơn không?

- Chúng tôi cần gỗ nhóm 1, hàng đó trong nước bây giờ hiếm lắm, toàn là hàng “độn” không à, không thể mua được. Nếu chú thỏa thuận được, chúng tôi sẽ hợp đồng đặt hàng thường xuyên.

Thấy tướng tá tôi coi cũng được, ăn nói lại dứt khoát, chú Năm đồng ý bán và đảm bảo vận chuyển gỗ lậu từ Campuchia về TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), còn đoạn đường về TP.HCM do tôi tự xử lý lấy. Thấy tôi thắc mắc vì không được xem hàng trước, chú Năm đưa ra một xấp ảnh chụp kho gỗ của chú ở bên Campuchia nói:

- Này, sếp cứ xem kỹ hàng, nếu đồng ý với lô nào thì chúng tôi sẽ chuyển về. Do phải thông đường từng chặng và chỉ vận chuyển vào ban đêm cho an toàn nên có khi phải mất hơn một ngày đường mới đưa được gỗ từ khu vực biên giới về tới Cao Lãnh. Lúc nhận, nếu hàng không đạt chất lượng như thỏa thuận thì có thể trả lại.

Lấy lý do cần tham khảo thêm giá ở một số chủ hàng khác nên chúng tôi và T. rút lui. Trước khi về, chú Năm không quên lưu lại số điện thoại và lấy lại xấp ảnh chụp các đóng gỗ, hẹn sớm mai chúng tôi quay trở lại hợp đồng mua hàng.

T. tiếp tục dẫn chúng tôi đến một số đầu nậu gỗ để tìm hiểu hoạt động mua bán, vận chuyển của những tay buôn gỗ lậu. Hầu hết các ông trùm đều khẳng định sẽ cung cấp đủ số lượng yêu cầu và vận chuyển đến điểm tập kết đã hẹn trước. Tuy nhiên, mỗi trùm lại có mánh riêng để qua mặt lực lượng chức năng.

Theo trùm D., các thuyền chở gỗ đều được ngụy trang rất kỹ lưỡng, cơ quan chức năng khó lòng phát hiện được. “Gỗ được giấu phía dưới các bè, nằm chìm hẳn dưới mặt nước từ 0,3-0,5 mét. Trên thuyền thường dùng để chở lúa hoặc khoai mì. Nhiều chuyến hàng chắc chắn đã làm “thủ tục” qua trạm thì tận dụng chở thêm vài tấn đường nữa”, một lái thuyền cho trùm D. tiết lộ.

Dẫn chúng tôi ra thăm “đội thuyền” gồm cả thảy 4 chiếc chuyên dùng để chở gỗ lậu, trùm D. chỉ tay bật mí khoe:

- Tất cả chúng đều được thiết kế đặc biệt để chở gỗ hoặc đường. Ngoài phần đáy thuyền khoét khá sâu có thể chứa đến vài tấn đường, phía bên dưới có một bệ đỡ gỗ chìm hẳn trong nước. Phần khoang phía trên thường để các mặt hàng như: lúa, củ mì, dừa… để ngụy trang mấy ổng chống buôn lậu đó!

Theo quan sát của chúng tôi, trời vừa chập tối, nhiều chiếc thuyền bắt đầu ì ạch chạy dọc theo con nước của dòng sông Tiền và phần lớn đều chở hàng quá tải nên chiếc nào cũng chạy chậm như rùa. Trong đó, khó ai biết được bên dưới mỗi chiếc thuyền có chứa bao nhiêu gỗ quý hiếm đang chảy vào nội địa.

Mới đây, lực lượng hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Dinh Bà (Cục Hải quan Đồng Tháp) đã phát hiện và bắt giữ số gỗ lậu thuộc nhóm 1 gồm 8,5 m3 gỗ trắc, 841 kg gõ đỏ (trị giá gần 500 triệu đồng) được một thuyền loại lớn của trùm H., chuyên chở lậu từ Campuchia về Việt Nam. “Đối tượng này giấu gỗ phía dưới thuyền, bên trên phủ một lớp lúa dày, còn phía giữa là đường. Nếu kiểm tra sơ sài thì rất khó phát hiện", anh Tuấn, một nhân viên hải quan cửa khẩu cho hay.

Bước đầu, Phạm Văn Chấn, chủ phương tiện khai nhận đã chở thuê số hàng lậu trên cho một người ở Campuchia. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số rất ít trường hợp bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Đường: Bao nhiêu cũng có

Từ Vĩnh Xương, chúng tôi tiếp tục đến cửa khẩu Khánh Bình (An Giang) để thâm nhập đường dây buôn lậu đường có "cỡ" ở đây. Cũng được T. giới thiệu như một “đại gia” có tiếng ở TP.HCM đang cần tìm mối hàng cung cấp cho các chợ nên các “trùm” đường lậu tỏ ra ân cần, tin tưởng.

“Đường lậu về đến Việt Nam sẽ được thay nhãn mác, bao bì của các nhà máy đường trong nước, sau đó vận chuyển về xuôi. Nhiều trường hợp chúng tôi bắt quả tang vận chuyển đường lậu, nhưng các đối tượng này lại trình ra hóa đơn mua bán hàng của các doanh nghiệp trong nước nên hải quan không thể xử lý. Bọn này tinh vi lắm”, ông Đinh Văn Tươi, Phó cục trưởng Cục Hải quan An Giang thừa nhận.

Hàng lậu, chủ yếu mặt hàng đường cát Thái Lan qua cửa khẩu này không công khai như các nơi khác nhưng lại thường đi với số lượng lớn. Không giống như khu vực gò Tà Mâu, Campuchia qua Vĩnh Ngươn, Châu Đốc là vác bộ đi đường đồng hay chở xuồng từ 5-10 bao, khu vực cửa khẩu Khánh Bình đối diện là Chạy Thum, Campuchia, các đầu nậu qua đó lập kho bãi để tập kết hàng hóa, thay đổi bao bì (bao đường Thái Lan sang qua bao các Cty đường trong nước), sử dụng ghe loại 10- 20 tấn và nhiều chiếc tải trọng 40-50 tấn chuyển sang các kho ở khu vực xã Khánh An với đầy đủ giấy tờ để hợp thức hóa hàng lậu, chở đi tiêu thụ, như thách thức các ngành chức năng.

Chỉ tay về một kho hàng được bố trí phía bên kia biên giới, Sáu C. - một đầu nậu có số má ở đây, khoe: “Đó là kho hàng của chúng tôi, nếu có mối đến đặt hàng sẽ lựa chọn thời gian thích hợp để vận chuyển về Việt Nam. Do gần tết Trung thu nên hàng đợt này về nhiều, muốn bao nhiêu cũng có, quan trọng là giá cả”. Sáu C. hứa vận chuyển hàng từ cửa khẩu về TX Châu Đốc, phần còn lại do chúng tôi tự lo.

Cũng theo trùm Sáu C., muốn đưa đường lậu về TP. HCM trót lọt thì nên vận chuyển đến Vĩnh Xương, từ đó theo sông Tiền ngược về xuôi. “Đi đường này xa hơn nhưng chắc chắn vì ít trạm kiểm tra và dễ ngụy trang. Tôi đã đặt một số điểm tập kết hàng ở Vĩnh Xương, nếu cần tôi sẽ chuyển hàng sang đó. Nhưng giá vận chuyển sẽ tăng lên”.

Điều đáng nói là, dù lực lượng chức năng biết khá rõ các kho hàng đường lậu phía bên kia biên giới nhưng không có cách gì ngăn chặn. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, các đầu nậu cho ghe thuyền đậu sẵn chờ thời điểm lực lượng chức năng thay ca, đổi gác là tuồn hàng sang Việt Nam.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm