| Hotline: 0983.970.780

DQ 11 trên đồng đất Ninh Bình

Thứ Hai 09/06/2014 , 10:16 (GMT+7)

Không chỉ ở Ninh Bình, mà vụ xuân 2014 giống lúa thuần DQ11 còn có mặt ở tất cả các tỉnh phía Bắc, chỉ trừ Lào Cai. 

Cùng ông Phùng Văn Quang, Giám đốc Cty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang đi nhiều xã ở Ninh Bình, chúng tôi đều thấy trên các cánh đồng nổi bật một màu vàng sẫm rất đặc trưng của giống lúa thuần DQ11. 

Ở xã Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh) cả 600 ha của xã không có một giống lúa nào khác ngoài DQ 11. Trên đường đi, ông Quang liên tiếp nhận được điện của nhiều địa phương các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh… gọi đến, yêu cầu ông chuyển giống DQ 11 đến để kịp gieo cấy vụ mùa.

Ông Quang cho biết: "Những ngày qua, tôi mệt bã người vì phải tiếp hàng chục đoàn tham quan của các tỉnh. Họ đến để “mục sở thị” lúa DQ11. Mệt, nhưng mà vui lắm…".

Được công nhận đặc cách từ cuối năm 2013. Vụ xuân 2014, DQ 11 "trình làng" với tư cách là một giống mới trong bộ giống quốc gia và đã thể hiện rõ ưu thế của mình: Thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày vụ xuân và 100 - 105 ngày vụ mùa); chiều cao cây 100 - 105 cm; gọn cây; đẻ nhánh khá; chống đổ khá; lá đòng đứng; lúa trỗ tập trung; thoát cổ bông. Và đặc biệt là DQ 11 có khả năng chịu rét và chống chịu sâu bệnh khá.

Theo ông Đỗ Trường Giang, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Yên Khánh, thì vụ xuân 2014 này, năng suất của DQ 11 ở Yên Khánh đạt bình quân khoảng 80 tạ/ha. Nhiều hộ đã đạt năng suất trên 3 tạ/sào Bắc bộ.

Vụ xuân 2014 này, tỉnh Ninh Bình cấy khoảng 5.000 ha DQ 11. Riêng huyện Yên Khánh, 34/34 xã đều đưa giống DQ11 vào SX, với tổng diện tích 2.000 ha. Ông Vũ Minh Nhất, Chủ nhiệm HTXNN Đồng Phong (xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn) cho biết: "Cồn Thoi là xã giáp biển. 30% diện tích canh tác của HTX là đất trũng và chua, mặn, hầu như các giống lúa khác không trụ nổi, hoặc cho năng suất rất thấp.

Vụ xuân 2013, chúng tôi đưa 2 tạ giống DQ11 vào cấy thử. Thấy năng suất cao, vụ mùa 2013, chúng tôi tiếp tục đưa 1,5 tấn giống vào SX. Đến vụ xuân 2014 HTX quyết định cấy 3 tấn giống DQ 11(tương đương 100 ha). Năng suất ước đạt từ 68 - 70 tạ/ha. Và đến giờ thì có thể nói đây là một giống lúa trụ vững được trên đất trũng và chua mặn.

Còn ông Phạm Ngọc Viến, trưởng thôn 8, xã Khánh Trung (huyện Yên Khánh) thì khẳng định: "Dân thôn tôi “nghiện” các giống lúa thuần DQ 11, DQ 12 và Hồng Quang 15 của Cty Hồng Quang, nên nhà nào cũng cấy. Cả 3 giống lúa đó đều có ưu điểm về thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và năng suất ngang ngửa nhau. Vụ xuân 2014 năng suất của cả 3 giống đều đạt 81 tạ/ha".

Không chỉ ở Ninh Bình, mà vụ xuân 2014 giống lúa thuần DQ11 còn có mặt ở tất cả các tỉnh phía Bắc, chỉ trừ Lào Cai. Những tỉnh cấy DQ 11 nhiều nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Tại một số địa phương như huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), Hải Phòng, Quảng Ninh… nông dân cấy giống lúa thuần DQ11 đã được tỉnh trợ giá.

Cùng với DQ 11 và QR 1, hai giống lúa đã được Cục Trồng trọt công nhận chính thức, tới đây Cty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hồng Quang sẽ “trình làng” thêm 2 giống lúa thuần nữa là DQ 12 và Hồng Quang 15. Đây là 2 giống lúa rất có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt.

Đặc biệt, trong vụ xuân 2014, mô hình bộ giống lúa chất lượng cao DQ11, DQ12, Hồng Quang 15 có sử dụng phân bón NPK “Mùa Vàng” của Cty SX Phân bón Việt Mỹ (Ninh Bình) tại xã Khánh Trung đã được tổng kết và thấy hiệu quả khá rõ so với đối chứng.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.