| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 2-9/2/2009

Thứ Hai 02/02/2009 , 07:45 (GMT+7)

1. Bắc bộ

- Cây lúa:

+ Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây dảnh héo trên mạ và lúa xuân sớm.

+ Ốc bươu vàng, chuột hại cục bộ.

- Trên cây trồng cạn:

+ Ngô: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, bắp hại nhẹ.

+ Rau: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh hại tăng. Rệp, sâu khoang, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

+ Cà chua, khoai tây: Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương... tiếp tục hại trên cà chua & khoai tây. Sâu đục quả, bệnh héo vàng, rệp hại cục bộ.

+ Cam, chanh: Rệp, bệnh greening tiếp tục hại.

+ Vải, nhãn: Nhện lông nhung, bệnh sương mai… tiếp tục hại.

+ Chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ trĩ hại nhẹ

2. Bắc Trung bộ

+ Lúa: Sâu bệnh tiếp tục phát sinh nhẹ trên lúa chiêm và xuân sớm.

+ Ngô: Trên cây ngô xuân sớm sâu xám, sâu ăn lá gây hại rải rác.

+ Cà phê, hồ tiêu: Rệp sáp, bệnh khô cành, khô quả, thán thư, vàng lá tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ một số vườn.

+ Bệnh thối gốc rễ, tuyến trùng, rệp sáp... tiếp tục gây hại nặng ở Quảng Trị.

+ Cao su, keo lá tràm... các dịch hại trên tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ.

3. Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Lúa:

+ Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, cổ bông... hại nhẹ trên lúa đông xuân sớm. Sâu CLN, sâu đục thân, sâu keo, sâu gai, bọ trĩ... hại nhẹ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ-đẻ nhánh.

+ Ruồi đục nõn, bọ trĩ hại tập trung trên lúa đông xuân giai đoạn mạ, rải rác nặng cục bộ. Chuột: Hại rải rác trên các trà lúa, nặng cục bộ giống gieo và các ruộng ven làng, gò đồi. OBV: Di chuyển và lây lan rộng theo nguồn nước.

- Trên cây trồng khác:

+ Rau màu, ngô: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ... gia tăng hại chủ yếu rau ăn lá ở các vùng trồng rau; bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu khoang... hại cục bộ trên đậu đỗ giai đoạn cây con, phân cành.

Sâu xanh, sâu xám hại ngô giai đoạn cây con.

Sâu đục quả, bệnh đốm lá... hại chủ yếu đậu đỗ giai đoạn cuối vụ ở Tây Nguyên, bệnh lở cổ rễ, sâu xám hại rải rác cục bộ đậu đỗ giai đoạn cây con.

+ Cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá thối rễ, rệp sáp... hại chủ yếu (Tây Nguyên).

+ Mía: Sâu non bọ hung, sâu đục thân, rệp bẹ, xén tóc... tiếp tục gây hại.

+ Điều: Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… hại phổ biến.

+ Bệnh lở cổ rễ, sâu xanh, sâu xám hại chủ yếu bông vái giai đoạn cây con ở các tỉnh đồng bằng.

4. Nam bộ

- Rầy nâu: Rầy cám đã bắt đầu nở rộ và tiếp tục phát triển đến cuối tháng 1/09 lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng trỗ có thể có mật độ cao. Các địa phương cần thường xuyên điều tra đồng ruộng, quan sát kỹ phần gốc lúa, kịp thời phát hiện sự phát sinh phát triển của rầy nâu và có kế hoạch hướng dẫn nông dân phòng trị. Khi phát hiện rầy cám chuyển sang màu nâu hồng có mật số trên 3 con/chồi, tiến hành phun thuốc trừ rầy nâu theo nguyên tắc 4 đúng.

- Bệnh VL, LXL: Dự báo trong thời gian tới diện tích nhiễm bệnh VL, LXL trong tuần vẫn còn khả năng tiếp tục gia tăng trên lúa đông xuân. Do vậy các địa phương cần tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp phòng trị tích cực đối với bệnh VL, LXL.

- Bệnh đạo ôn lá: Dự báo trong thời gian tới do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, có nhiều sương mù nên khả năng bệnh đạo ôn có thể sẽ tiếp tục gia tăng diện tích cũng như mức độ hại trên những ruộng bón thừa phân đạm, phun thuốc chưa đúng kỹ thuật đặc biệt các trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng

Ở những ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn phải giữ nước, để cây lúa chống chịu được bệnh, ruộng thiếu nước lúa sẽ bị bệnh nặng hơn.

- Nên phun vào buổi chiều, tránh sương còn đọng trên lá vào buổi sáng thuốc kém hiệu quả.

- Phun đủ lượng nước, sao cho dung dịch thuốc phủ ướt toàn bộ lá.

- Hạn chế phân đạm cũng như phân bón lá.

Ngoài ra, cần lưu ý sự xuất hiện của OBV, sâu cuốn lá nhỏ trên trà lúa ĐX giai đoạn mạ-đẻ nhánh, bệnh đốm vằn và các đối tượng xuất hiện cục bộ như nhện gié, sâu keo...

KHUYẾN CÁO CỦA H.A.I:

Có thể dùng Applaud 10WP, Oncol 25WP để phòng trừ rầy nâu trên lúa, trừ rệp sáp trên cà phê, sử dụng Beam 75WP phòng trừ đạo ôn trên lúa.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.