| Hotline: 0983.970.780

Dù khó, Lào Cai vẫn quyết quản lý chặt động vật nhập lậu qua biên giới

Thứ Tư 11/07/2018 , 13:05 (GMT+7)

Tỉnh Lào Cai cho biết, thời gian qua, một số tư thương ở Lào Cai đã nhập lậu lợn thịt (chủ yếu là lợn nái loại thải), lợn con thương phẩm, gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, cá tầm…

Đường đi là các lối mòn, lối mở biên giới trái phép vào nội địa để tiêu thụ.

15-59-49_1
Việc phát hiện lợn nhập lậu từ Trung Quốc… chỉ dừng ở mức nghi ngờ

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Nhẫn, PGĐ Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là một số mặt hàng động vật, đặc biệt là lợn thịt có xu hướng tăng giá. Nguồn cung trong nước cũng như tỉnh Lào Cai nói riêng thời gian vừa qua bị giảm. Trong khi đó, sau thời gian thâm hụt, đến nay chăn nuôi lợn Trung Quốc đã và đang phục hồi. Bước đầu, Trung Quốc đã đảm bảo nguồn cung, thậm chí dư thừa nên mới xảy ra tình trạng nhập lậu ngược.

Ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Lào Cai cho biết, vào khoảng đầu tháng 6/2018, qua công tác thanh kiểm tra đã phát hiện một lượng lợn thịt nghi nhập lậu từ Trung Quốc. Số lượng bị phát hiện không nhiều, khoảng 5 – 7 con, đang được đưa vào một lò mổ ngay thành phố Lào Cai chờ thịt. Vài tuần kế tiếp thì chưa phát hiện thêm trường hợp nào. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với vấn nạn nhập lậu.

Ông Uyên thừa nhận, việc truy xuất nguồn gốc cũng như kiểm dịch động vật nội địa còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc quản lý. Cụ thể, theo Luật Thú y, hàng động vật lưu hành trong tỉnh không phải kiểm dịch động vật nên rất khó kiểm soát. Trong khi, dọc tuyến biên giới có hàng trăm lối mở, tiểu ngạch lại thuộc trách nhiệm quản lý của các lực lượng như hải quan, biên phòng… Mặt khác, một số giống lợn của Trung Quốc cũng được người dân vùng biên mang về nuôi nhiều năm nay. Chính vì vậy, việc phát hiện chỉ dừng ở mức nghi ngờ chứ không thể truy xuất nguồn gốc.

UBND tỉnh Lào Cai đánh giá, việc nhập lậu các sản phẩm động vật vào trong nước để tiêu thụ có nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm, đặc biệt là cúm A (H7N9 và H5N1). Riêng đối với mặt hàng lợn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả khá tiềm ẩn.

Tỉnh Lào Cai yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đồn biên phòng, các đơn vị trong toàn lực lượng tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các bến bãi, khu vực cửa khẩu, lối mòn, lối mở biên giới. Ngăn chặn hiệu quả, bắt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu vào địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh bến, bãi, vận tải đường thủy tiếp tay, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Gắn trách nhiệm của từng cán bộ, chiến sỹ khi để xảy ra tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật ở địa bàn phụ trách.

15-59-49_2
Xe phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Lực lượng biên phòng phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Lào Cai về tình hình nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào nội địa.

Các ngành NN-PTNT, Công thương, Hải quan, Y tế… chịu trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc. Công an tỉnh Lào Cai có trách nhiệm chỉ đạo điều tra lập danh sách đối tượng vận chuyển, kinh doanh, chứa chấp, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật trái phép. Từ đó bắt giữ các đối tượng cầm đầu để xử lý theo quy định.

Theo ghi nhận của PV NNVN dọc khu vực biên giới từ thành phố Lào Cai ngược lên huyện Mường Khương, chưa phát hiện việc các đầu nậu tập kết, xuất lợn ngược trở lại Việt Nam.

 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.