| Hotline: 0983.970.780

Đủ yếu tố công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Đông

Thứ Ba 06/08/2024 , 15:09 (GMT+7)

Bạc Liêu Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng đã đủ yếu tố công bố tình huống khẩn cấp thiên tai, nếu không công bố sẽ không kịp thời khắc phục sự cố.

Nguy cơ sạt lở mở rộng và lấn sâu

Ông Trần Minh Hải, Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu cho biết: Chiều ngày 4/8, UBND xã Vĩnh Trạch đã có báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP Bạc Liêu về tình hình sạt lở công trình tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng, đoạn từ K0+046 đến cầu Chiên Túp 1.

Qua tiến hành khảo sát hiện trường, tuyến đê biển Đông trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông có 2 đoạn bị sạt lở và trong những ngày tới, tác động của triều cường dâng cao kết hợp với sóng to, gió mạnh có nguy cơ sạt lở sâu vào chân đê biển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Tổng chiều dài 2 đoạn sạt lở và có nguy cơ sạt lở sâu vào đê biển Đông khoảng 100m.

Hiện trạng sạt lở mái đê đoạn giáp ranh tỉnh Sóc Trăng về cầu Chiêu Túp 1. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện trạng sạt lở mái đê đoạn giáp ranh tỉnh Sóc Trăng về cầu Chiêu Túp 1. Ảnh: Trọng Linh.

Trong đó, đoạn 1 chiều dài khoảng 50m, từ giáp ranh xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng về phía Tây, chiều rộng sạt lở khoảng 0,5m, sâu khoảng 1,5m. Đoạn 2 chiều dài 50m, từ cầu Chiêu Túc 1 về hướng Đông, chiều rộng sạt lở khoảng 10m, chiều sâu khoảng 1,5m.

Theo lãnh đạo UBND TP Bạc Liêu, nguyên nhân ban đầu xác định do rừng phòng hộ phía trước đoạn đê biển Đông bị sạt lở nghiêm trọng, không còn rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng và bảo vệ chân đê. Đồng thời, trong những ngày qua xuất hiện các đợt triều cường dâng cao kết hợp với sóng to, gió mạnh tác động trực tiếp vào chân đê gây sạt lở.

Qua tìm hiểu, 2 đoạn sạt lở trên xảy ra vào tháng 2/2023, sau đó đã được xử lý, gia cố bằng giải pháp thi công rọ đá hộc kết hợp lắp dựng các khối chắn sóng Tatrapol sắp xếp liên kết với nhau. Do đó, 2 đoạn này có nguy cơ tiếp tục sạt lở rất cao và ảnh hưởng đến thân đê biển Đông, tiếp tục mở rộng, lấn sâu vào bên trong gây ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của người dân.

Công bố tình huống khẩn cấp

Ông Lai Thanh Ẩn, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuất hiện những cơn mưa tập trung, kết hợp với các đợt gió mạnh trên biển đã làm cho sóng biển dâng cao tác động trực tiếp vào mái đê biển Đông.

Đoạn đê sạt lở giáp ranh 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, tổng chiều dài sạt lở và nguy cơ sạt lở là 100m gây mất an toàn, ổn định và có nguy cơ gây vỡ đê, từ đó ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất cho người dân sống trong khu vực này trong thời gian tới.

Một điểm sạt lở đê biển Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Một điểm sạt lở đê biển Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp cùng UBND TP Bạc Liêu cử cán bộ tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát diễn biến sự cố sạt lở và báo cáo kịp thời khi có diễn biến mới xảy ra. Đồng thời, Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu sẽ tiến hành cắm biển cảnh báo sạt lở.

Gắn biển báo khu vực sạt lở nguy hiểm tại vị trí sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.

Gắn biển báo khu vực sạt lở nguy hiểm tại vị trí sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh Bạc Liêu, từ nay đến cuối năm 2024, trên biển Đông sẽ tiếp tục xuất hiện các đợt triều cường kết hợp với các đợt gió mạnh, sóng to, tác động trực tiếp vào đoạn đê đang sạt lở, nguy cơ bị vỡ đê là rất cao.

Theo ông Ẩn, Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh Bạc Liêu đã kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu cho công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại khu vực đoạn đê biển Đông giáp ranh 2 tỉnh Bạc Liêu – Sóc Trăng, từ K0+046 đến cầu Chiêu Túp 1, thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.

Sau khi nghe ý kiến của các thành viên Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng đã đủ yếu tố công bố tình huống khẩn cấp thiên tai. Nếu không công bố tình huống khẩn cấp thiên tai thì không thể kịp thời khắc phục để người dân an tâm sinh hoạt, sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chỉ đạo Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm tổ chức ngay việc khoanh vùng khu vực bị sạt lở, thiết lập hành lang an toàn, lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở.

Xem thêm
Ông Đặng Văn Hiệp giữ chức Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa

Ông Đặng Văn Hiệp là cán bộ trẻ, năng nổ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chăn nuôi và thú y.

Trà Vinh khắc phục 3 vị trí sụp lún kè biển

Sở NN-PTNT Trà Vinh phối hợp với địa phương tiến hành khắc phục tạm 3 vị trí sụp lún trên kè biển Hiệp Thạnh để tránh lan rộng.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Hậu phương vùng lũ quét Làng Nủ

Người phụ nữ nhanh nhẹn như con thoi chạy qua chạy lại giữa hai điểm trường Làng Nủ; chiếc điện thoại lúc nào cũng nóng ran bởi các cuộc điện thoại liên tục đổ về.

Bình luận mới nhất