| Hotline: 0983.970.780

Đưa gói kỹ thuật đồng bộ vào chương trình Canh tác lúa thông minh

Thứ Bảy 06/05/2023 , 09:33 (GMT+7)

KIÊN GIANG Vụ hè thu 2023, chương trình Canh tác lúa thông minh được các doanh nghiệp phối hợp với các địa phương ĐBSCL tiếp tục áp dụng đồng bộ kỹ thuật, lan tỏa ra sản xuất.

Giảm giống - thay đổi lớn về nhận thức

Ngày 5/5 tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo đầu bờ chia sẻ về kết quả triển khai thực hiện chương trình Canh tác lúa thông minh vụ hè thu 2023.

Chương trình Canh tác lúa thông minh đang được nông dân ĐBSCL đón nhận nhờ giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Chương trình Canh tác lúa thông minh đang được nông dân ĐBSCL đón nhận nhờ giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Tại HTX nông nghiệp Tân Lập – Đập Đá (xã Tân Hội), chương trình đã thực hiện thí điểm mô hình cơ giới hóa gieo sạ lúa bằng máy sạ cụm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn – Kim Hồng cung cấp với lượng giống chỉ 60kg/ha và quản lý đồng ruộng theo chương trình Much More Rice của Công ty TNHH Bayer Việt Nam. Đây là giải pháp quản lý cỏ dại và các dịch hại tích hợp trên ruộng lúa theo bộ sản phẩm của Bayer, giúp cây lúa khỏe, phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Mô hình sử dụng phân bón Đầu Trâu TE A1 và TE A2 chuyên dùng cho lúa, loại chậm tan, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tân Hội là xã thuần nông của huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) có diện tích đất nông nghiệp 3.659ha, chủ yếu sản xuất lúa 2 đến 3 vụ/năm. Do tập quán sạ lan, mật độ dày từ 150 - 200kg lúa giống/ha nên nông dân thường sử dụng phân bón, thuốc BVTV nhiều nhằm đảm bảo năng suất nhưng đã tác động xấu đến môi trường.

Ông Hồ Hoàng Thu, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Lập – Đập Đá cho biết, HTX có 65 thành viên, với diện tích canh tác 93ha. Nông dân từ lâu đã quen với tập quán sạ dày từ 150kg lúa giống/ha trở lên. Với việc thí điểm sạ cụm bằng máy, lượng lúa giống chỉ còn 60kg/ha, đây là sự thay đổi lớn cả về nhận thức lẫn quy trình canh tác.

Áp dụng gói kỹ thuật cho sản xuất thông minh

Tại hội thảo, TS Hồ Văn Chiến, cố vấn kỹ thuật của Chương trình Canh tác lúa thông minh đã chia sẻ với bà con nông dân về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa. Trong 40 ngày đầu, nếu hệ sinh thái đồng ruộng được cân bằng, bảo tồn các loài thiên địch thì không cần phun thuốc BVTV. Một số loại dịch hại như bọ trĩ (bù lạch), sâu ăn lá, sâu cuốn lá nhỏ… gây hại nhưng cây lúa có khả năng tự bù đắp, phục hồi, không gây ảnh hưởng đến năng suất. Bà con nông dân chỉ sử dụng thuốc BVTV khi dịch hại đã phát triển tới ngưỡng và nên tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.    

TS Hồ Văn Chiến (đứng giữa) đang trao đổi với nông dân tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

TS Hồ Văn Chiến (đứng giữa) đang trao đổi với nông dân tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Hồ Thế Huy, Phó trưởng phòng Marketing (Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, phân bón Đầu Trâu TE A1 với hàm lượng đạm cao, lân trung bình, kali và các trung, vi lượng phù hợp, dùng để bón thúc giúp lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số chồi hữu hiệu. Còn phân bón Đầu Trâu TE A2 với hàm lượng kali cao, các chất đạm, lân và trung, vi lượng phù hợp, dùng để bón đón đòng cho lúa, giúp có đòng to, trổ đều và tăng số hạt chắc trên bông. Đặc biệt, đây là loại phân có bổ sung chất làm chậm tan, giúp giảm lượng phân bón thất thoát, tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường.  

TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá, chương trình Canh tác lúa thông minh là gói kỹ thuật được lựa chọn để giúp nông dân sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí, giảm tác động đến môi trường và tăng lợi nhuận.

“Thông minh” được thể hiện qua việc chọn giống lúa phù hợp với múa vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường; chọn loại vật tư có chất lượng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí nhờ giảm lượng giống, giảm phân bón, thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả trong sản xuất...

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.