| Hotline: 0983.970.780

'Canh tác lúa thông minh' phải là quy trình cho cả nước

Thứ Sáu 08/04/2022 , 07:40 (GMT+7)

Đó là ý kiến của các đại biểu tại buổi tổng kết Chương trình canh tác lúa thông minh vụ đông xuân 2021 - 2022.

Thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền về việc phát triển chương trình "Canh tác lúa thông minh" (Chương trình) vùng ĐBSCL đã được ký kết vào 6/11/2020 tại TP Vị Thanh (Hậu Giang).

Vụ đông xuân 2021 - 2022, Chương trình được triển khai từ tháng 10/2021, trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát tại ĐBSCL, nhưng Chương trình vẫn thực hiện quy mô lớn, với tổng cộng 24 mô hình/13 tỉnh, thành trong vùng.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc TTKN Quốc gia nhấn mạnh: “Chương trình đã giúp nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật canh tác của các cán bộ kỹ thuật, giúp nông dân, HTX tham gia mô hình cũng như ngoài mô hình tiếp cận và học hỏi nhiều giải pháp canh tác hiệu quả. Góp phần từng bước xây dựng các nhóm nông dân giỏi, mạnh dạn áp dụng giải pháp canh tác mới và là cầu nối để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa tại các địa phương”.

Bên cạnh đó, các giải pháp canh tác thông minh đã và đang áp dụng trong Chương trình đang hiện thực hóa việc đóng góp của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (cụ thể bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27%).

Mô hình canh tác lúa thông minh tại Tân Châu, An Giang. Ảnh: Đỗ Hưng.

Mô hình canh tác lúa thông minh tại Tân Châu, An Giang. Ảnh: Đỗ Hưng.

Các nhóm kỹ thuật tiên tiến trong Chương trình canh tác lúa thông minh cũng đang góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp cả nước (kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025), cụ thể là xây dựng mô hình khuyến nông trên nền tảng sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, đảm bảo có sự kiểm soát, minh bạch và bền vững. 

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cho biết: Chương trình Canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL vụ đông xuân 2021 - 2022 đã mang lại nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Nhất là trong tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá lúa giảm và thời tiết, dịch bệnh trong vụ đông xuân vừa qua diễn biến bất lợi cho canh tác lúa thì 24 mô hình đều đạt được hiệu quả rất tốt.

“Nông dân trong mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác thông minh vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống xuống bình quân còn 75,7 kg/ha, thấp hơn so với đối chứng (112 kg/ha) và sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha”, ông Đông cho biết thêm.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định: Chương trình canh tác lúa thông minh triển khai những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân ĐBSCL. Chương trình đã xây dựng quy trình canh tác lúa thông minh chung cho toàn vùng. Ngoài ra, từng tỉnh có đề xuất quy trình canh tác riêng dựa trên nền quy trình chung và hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

“Chúng ta phải xem đây là quy trình sản xuất lúa cho toàn vùng ĐBSCL và nhân rộng ra cả nước chứ không thể làm mô hình mãi", ông Tùng nhấn mạnh.

Mô hình canh tác lúa thông minh tại huyện Long Phú, Sóc Trăng. Ảnh: Đỗ Hưng.

Mô hình canh tác lúa thông minh tại huyện Long Phú, Sóc Trăng. Ảnh: Đỗ Hưng.

Theo báo cáo tổng kết, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất có hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn giúp cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm, kết hợp sạ thưa tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ đông xuân 2021 - 2022. Năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng, từ đó giúp lợi nhuận tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Ban cố vấn khoa học của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho rằng: Để giảm giống hiệu quả, nông dân cần chú trọng khâu làm đất kỹ, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới và IPM. Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác, góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc BVTV để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn.

Theo các chuyên gia, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Đặc biệt, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm, kết hợp sạ thưa và dùng Đầu Trâu TEA1 (thúc 1 và 2), Đầu Trâu TEA2 (thúc đón đòng) đem lại hiệu quả cao trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ đông xuân 2021 - 2022.

Các mô hình không chỉ giúp cập nhật thêm kỹ năng cho nông dân trong các mô hình mà còn tác động lớn đến các nông hộ lân cận. Một số nơi bà con chủ động áp dụng kỹ thuật bón phân trong mô hình vụ đng xuân vừa qua. Chương trình sẽ tiếp tục triển khai thực hiện chương trình trong vụ lúa hè thu 2022 tại vùng ĐBSCL để có cơ sở khuyến cáo và khẳng định hiệu quả trong vụ hè thu khi tình hình thời tiết có nhiều diễn biến khó khăn hơn.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Bình luận mới nhất