| Hotline: 0983.970.780

Dưa hấu trên đất lúa, mô hình nông nghiệp thông minh

Thứ Tư 09/09/2020 , 08:15 (GMT+7)

Đất lúa chuyển đổi qua trồng dưa hấu theo mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) cho thấy hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cây lúa.

Vụ xuân hè vừa qua, các xã Tam Lộc, Tam Phước, Tam Vinh và Tam Đàn (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) được dự án Hợp phần 3, Dự án WB7 hỗ trợ thực hiện mô hình trồng dưa hấu CSA trên đất lúa với diện tích 43ha.

Với người dân những địa phương này, nhiều năm qua, dưa hấu là cây trồng đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, việc trồng làm sao cho đúng kỹ thuật, vừa giảm chi phí sản xuất, hạn chế sâu bệnh lại đạt năng suất cao thì họ vẫn chưa nắm vững mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu.

Dự án trồng dưa hấu theo mô hình nông nghiệp thông minh CSA đến với người dân nơi đây sẽ giúp cho họ giải quyết được những vướng mắc này, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.

Theo Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Phú Ninh, đây là vụ dưa hấu thứ 3 trên địa bàn được sự hỗ trợ từ Hợp phần 3 của Dự án WB7. Trong những vụ sản xuất trước đây, mô hình cho thấy sự hiệu quả về nhiều mặt như cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, giảm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cây trồng rất đạt năng suất nên người nông dân tham gia thực hiện đánh giá cao.

Dưa hấu trồng trên đất lúa ở Quảng Nam cho hiệu quả cao gấp nhiều lần cây lúa. Ảnh: L.K.

Dưa hấu trồng trên đất lúa ở Quảng Nam cho hiệu quả cao gấp nhiều lần cây lúa. Ảnh: L.K.

Nông dân Bùi Trung (một trong những người tham gia thực hiện mô hình dưa hấu CSA) cho biết, trồng dưa hấu theo phương pháp này tiết kiệm được rất nhiều, thứ nhất là lợi công. Như gia đình ông với 2 sào (sào 500m2) làm rãnh, phủ bạt theo cách truyền thống phải sử dụng 5 người làm trong 1 ngày. Trong khi đó với cách phủ tấm bạt rộng trong mô hình thì chỉ cần 2 người làm trong 1 buổi là xong.

“Thứ hai là mô hình này không sử dụng mương, rãnh như trước nên đỡ được công làm cỏ và giữ được đổ ẩm, không bị thất thoát nước từ đó hạn chế được lượng nước tưới đáng kể.

Ngoài ra, việc lắp đường ống nước tưới trong mô hình cũng rất hiệu quả. Như gia đình tôi đầu tư 1 triệu đồng đường ống nước tưới cho 2 sào nhưng với cách này có thể sử dựng được từ 4 – 5 năm. So với trước đây cứ vụ nào là lại làm đất, đào mương lại thì cách làm này tính ra giảm được chi phí rất nhiều”, ông Trung giải thích.

Vụ sản xuất vừa qua, với việc thực hiện theo đúng kỹ thuật hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hầu như toàn bộ diện tích dưa hấu mô hình của người nông dân đều đạt năng suất trung bình khoảng 1,5 tấn/sào. Cùng với đó, dưa hấu năm nay cũng được giá nên bà con rất phấn khởi.

Ông Phạm Ninh (trú huyện Phú Ninh) chia sẻ, cây dưa hấu trồng theo mô hình nông nghiệp thông minh trên đất lúa rất hiệu quả. Nếu như mỗi sào lúa, sau khi trừ chi phí, người dân chỉ thu lãi được từ 300 – 400 ngàn đồng thì cây dưa trong mô hình trong vụ này của gia đình ông lãi gấp hơn 10 lần.

“Một sào dưa nhà tôi thu được 1,6 tấn. Với giá bán 5.000 đồng/kg thì cho thu nhập 8 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí cũng lãi được từ 4 – 5 triệu đồng, cao gấp nhiều lần cây lúa. Ngoài ra, trồng dưa cũng chỉ mất thời gian ngắn hơn 2/3 so với cây lúa. Thấy hiệu quả nên vụ tới đây, bà con cũng muốn mở rộng mô hình để tăng thêm thu nhập”, ông Ninh nói.

Ông Phan Hồng Trí, cán bộ phụ trách kỹ thuật, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Phú Ninh cho biết, các mô hình dưa hấu CSA trong những vụ vừa qua trên địa bàn đã cho thấy sự hiệu quả rõ rệt so với ruộng dưa đại trà của bà con nông dân.

“Trồng dưa theo mô hình không chỉ giảm được chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà còn đạt năng suất cao hơn khoảng 2 tấn/ha. Đây là vụ dưa cuối cùng mà địa phương được hỗ trợ từ dự án WB7. Tuy nhiên, khi người dân đã nắm được kỹ thuật và thấy được hiệu quả từ mô hình thì chắc chắn trong những vụ tới họ sẽ tiếp tục áp dụng vào sản xuất”, ông Trí nói.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm