| Hotline: 0983.970.780

Đua nhau nuôi bò

Thứ Sáu 21/03/2014 , 11:07 (GMT+7)

Tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.

Trong khi nhiều địa phương ở ĐBSCL loay hoay với bài toán trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp thì tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.

Ghé thăm trang trại nuôi bò của anh Chau Vít Tha, 41 tuổi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn trong lúc anh đang tất bật lo cho 10 con bò ăn cỏ tươi. Vừa ôm bó cỏ cho bò ăn anh vừa nói: “Trong xã này bây giờ ai ai cũng rủ nhau nuôi bò, nuôi tốt vài tháng là có thể bán lại kiếm vài triệu đồng như chơi, khoẻ hơn lúa nhiều lắm!”.

Theo anh Chau Vít Tha, lúc trước lập gia đình cha mẹ cho có 2 công đất trồng lúa nhưng năm nào lúa cũng mất giá, sống không đủ nên quyết định bán đất để mua bò. “Ban đầu nuôi có 2 con bò đẻ rồi gây đàn, đến nay đã có hàng chục con. Có lúc tôi mua bò nơi khác về nuôi vỗ béo chưa đầy một tháng là bán kiếm được tiền lời cả triệu đồng. Nghề này khoẻ lắm!”, anh Tha vui vẻ.

Nhiều người dân địa phương cho biết, nhờ chăm chỉ nuôi nên cơ sở nuôi bò của anh Tha bây giờ không chỉ cung cấp bò thịt cho khu vực mà còn bán bò giống cho các hộ trong huyện. Bình quân mỗi năm anh bán khoảng 200 con, vừa là thương lái vừa nuôi bò nên thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Anh Nguyễn Thanh Hải, 49 tuổi, ngụ ấp Tô Trung, xã Núi Tô, Tri Tôn cũng vui vẻ cho biết, gia đình vốn nghèo, chỉ được ba mẹ cho 6 công đất rẫy, cuộc sống quanh năm thiếu trước hụt sau nên anh đã vay tiền để mua 2 con bò cái; nuôi 2 năm thì bán được 4 con bê và bây giờ trong chuồng của anh lúc nào cũng có 2 con bò đẻ và 2 con bê.

“Gia đình đâu có đất trồng cỏ như người ta nên thức ăn cho bò chủ yếu cho bò là rơm hoặc đi xin cây bắp vừa thu hoạch. Có khi còn cho bò ăn dây khoai lang. “Nghề nuôi bò khoẻ hơn so với chăn nuôi heo, chi phí không cao, khoẻ chăm sóc và không lo dịch bệnh mà giá thành không sợ bị hạ thấp nữa”, anh Hải nói.

Chị Néang Sambo, Chủ tịch UBND xã Núi Tô cho biết, không riêng địa phương mà các xã, thị trấn khác của huyện Tri Tôn cũng ồ ạt trồng cỏ hoặc bắp để nuôi bò. Con bò vốn gắn với bà con Khmer từ lâu đời, giờ nuôi hiệu quả cao nên ai cũng thích, nhà nào ít cũng 3 con nên việc trồng cỏ nuôi bò là không lạ.

Song song với việc trồng cỏ nuôi bò của nhiều nông dân thì ở An Giang, mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò (gọi là 2B) liên kết giữa Cty CP Rau quả thực phẩm An Giang và bà con ở Chợ Mới, Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn thực hiện khá hiệu quả.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.