| Hotline: 0983.970.780

Dược liệu châu Á: Tiềm năng, Thách thức và Cơ hội phát triển

Thứ Bảy 11/12/2021 , 15:35 (GMT+7)

Ngày 11/12, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế trực tuyến: 'Dược liệu châu Á: Tiềm năng, Thách thức và Cơ hội phát triển'.

Điểm cầu trực tuyến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN.

Điểm cầu trực tuyến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, việc ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững nguồn cây dược liệu theo hướng VietGAP, GlobalGAP, Organic là một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp dược, dược liệu theo Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn coi “Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường Đại học”, và coi “Chất lượng là sự sống còn của trường Đại học”.

Do vậy, trong thời gian vừa qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu nhiều về cây dược liệu, chọn lọc một số loài đinh lăng, các loại cúc làm trà thảo dược, đương quy, sâm, các loại lan làm thuốc, tạo đột biến làm tăng các hàm lượng dược học trong lan Thạch Hộc cũng như cây nghệ, các loại tảo ứng dụng trong các sản phẩm làm đẹp, nâng cao sức khỏe con người, các loại nấm dược liệu, các loại tinh dầu, và rất nhiều những sản phẩm dược liệu khác. 

GS.TS. Nguyễn Thị Lan hi vọng thông qua sự thảo luận, trao đổi của các đại biểu trong và ngoài nước tham dự Hội thảo, ngành dược liệu ở Việt Nam sẽ thấy được một bức tranh tổng thể và từ đó xác định được chiến lược phát triển mang tính đột phá và bền vững.

GS.TS. Nguyễn Thị Lan phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: HVNN

GS.TS. Nguyễn Thị Lan phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: HVNN

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Cường, Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cố vấn cao cấp của Học viện đã chỉ ra rằng dược liệu là một ngành hàng giàu tiềm năng trên thế giới và là một trong những thế mạnh ở Việt Nam. Nhu cầu sử dụng dược liệu trên thế giới ở quy mô khá lớn và tăng trưởng rất nhanh. Hiện tại, thị trường thương mại toàn cầu khoảng 130 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 6-7% trên năm cho ba phân khúc lớn: sản xuất thuốc, thực phẩm và chế phẩm, mỹ phẩm làm đẹp.

Ở Việt Nam, chỉ tính riêng nhu cầu về thuốc theo Cục Dược VN bình quân hiện nay khoảng 40-60 USD/người/năm với tốc độ tăng trưởng 12-14%/năm, và như vậy vào khoảng 7-8 tỷ USD/năm. Chủ trương của chúng ta tập trung phát triển công nghiệp dược chủ động dựa vào nền sản xuất công nghiệp trong nước và nền tảng dược liệu thông qua các mục tiêu, định hướng, nhóm giải pháp tại Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TS. Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Hội thảo với mục đích nhận dạng rõ hơn tiềm năng, lợi thế cũng như thách thức phát triển của dược liệu thế giới và ngành dược liệu Việt Nam qua đó thực hiện hai chức năng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Một là từ thực tế phát triển khẳng định thêm các cơ sở để hoàn thiện hệ sinh thái hoạt động của Học viện trên cả 3 mặt: đào tạo nguồn nhân lực, tập trung các hướng nghiên cứu chuyên sâu và hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, với doanh nghiệp, địa phương về lĩnh vực dược liệu.

Hai là tham mưu cho Bộ NN-PTNT, Bộ KH&CN cùng các Bộ, Ban, Ngành liên quan tiếp tục có bước hoàn thiện thể chế, văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý để cùng với khu vực doanh nghiệp, người dân và cộng đồng các nhà khoa học, hợp tác quốc tế góp phần thúc đẩy ngành dược liệu Việt Nam phát triển.

TS. Nguyễn Xuân Cường phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: HVNN.

TS. Nguyễn Xuân Cường phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: HVNN.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, thay mặt cho Ban chủ trì, PGS.TS. Trần Văn Quang, Trưởng khoa Nông Học bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các diễn giả, các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, đại biểu tham dự đã có những ý kiến tham luận, phản biện, đóng góp vô cùng quý báu cho Hội thảo.

Thông qua Hội thảo hi vọng đây cũng là bước khởi đầu về hợp tác và gắn kết giữa người sản xuất, nhà khoa học và nhà quản lý và các công ty về dược liệu trong và ngoài nước để nâng tầm ngành dược liệu thành một ngành mũi nhọn của chiến lược phát triển dược liệu quốc gia. Ban tổ chức sẽ hoàn thiện, biên tập các báo cáo trong bộ kỷ yếu Hội thảo để gửi đến các đơn vị, cá nhân quan tâm. Đồng thời từ kết quả của Hội thảo này, cơ quan thường trực sẽ nghiên cứu, đề xuất để tới đây có các nội dung thảo luận chuyên sâu, góp phần thúc đẩy phát triển ngành kinh tế dược liệu trong thời gian tới.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.