| Hotline: 0983.970.780

EU đang gây nguy hiểm nguồn cung lương thực thế giới

Thứ Ba 05/07/2022 , 09:38 (GMT+7)

Sự phản đối của khối EU đối với một tiêu chuẩn nghe khá “êm tai” có nguy cơ làm suy yếu các mạng lưới thương mại, duy trì nguồn sống của hàng trăm triệu người.

Tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực toàn cầu có thể là nguyên nhân dẫn đến những dòng người di cư bất hợp pháp từ châu Phi và Trung Đông vào châu Âu. Ảnh: Sputnik

Tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực toàn cầu có thể là nguyên nhân dẫn đến những dòng người di cư bất hợp pháp từ châu Phi và Trung Đông vào châu Âu. Ảnh: Sputnik

Theo tờ Politico, liên minh châu Âu (EU) hiện đang lâm vào một cuộc chiến quan liêu phức tạp có thể để lại hậu quả rất lớn cho an ninh lương thực thế giới. Và nếu không lùi bước, nó có thể gây nguy hiểm cho nhiều nền kinh tế, và thậm chí cả nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm của hàng chục quốc gia đang phát triển. Đặc biệt là ở những khu vực mà sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người đang ở thế cân bằng.

Trung tâm của cuộc xung đột là Ủy ban Codex Alimentarius, cơ quan do Tổ chức Lương Nông LHQ và Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép hoạt động. Theo đó, Codex Alimentarius (có nghĩa là “mã thực phẩm” là tập hợp các tiêu chuẩn thực phẩm được quốc tế thông qua, tạo thành điểm tham chiếu toàn cầu cho các cơ quan lập pháp và kiểm soát thực phẩm quốc gia, thương mại thực phẩm quốc tế, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm) đặt ra các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu cho tất cả các loại thực phẩm được giao dịch quốc tế - một thị trường có trị giá khoảng 1,5 nghìn tỷ USD.

Hiện EU cùng với Nga và Trung Quốc, đang phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn liên quan đến một loại thuốc thú y có tên zilpaterol (tên thương mại là Zilmax), giúp gia súc chuyển đổi thức ăn nhanh và tạo nạc hiệu quả hơn. Mặc dù khối này không tranh cãi về tính an toàn của thuốc zilpaterol. Thay vào đó, họ phản đối tiêu chuẩn vì những lo ngại không liên quan đến an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng.

Không có mối quan tâm nào trong số này đưa ra lý do khoa học chính đáng để phản đối tiêu chuẩn Codex. Ví dụ: EU tuyên bố các mối quan tâm về quyền lợi động vật, nhưng cơ quan tư vấn khoa học của họ lại không tìm thấy tác dụng phụ nào của zilpaterol đối với sức khỏe động vật ở liều khuyến cáo. Hơn nữa, về mặt chính sách, EU phản đối các loại thuốc không được sử dụng để điều trị các bệnh cụ thể. Do vậy khối này bị chỉ trích vì đang tước đi những lợi ích của phần còn lại của thế giới đối với một tiêu chuẩn chung. Và cuộc đấu tranh đang diễn ra này có thể tạo ra một tiền lệ với những hậu quả tai hại, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Codex cung cấp giá trị to lớn cho toàn bộ ngành nông nghiệp thế giới - từ những nông dân nhỏ nhất đến các doanh nghiệp lớn nhất trong ngành- bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống thực phẩm được giao dịch quốc tế. Những tiêu chuẩn chung đó và niềm tin phổ quát vào quy trình công bằng, dựa trên khoa học nghiêm ngặt đằng sau chúng, giúp nông dân ở các nước nhỏ hơn dễ dàng tiếp cận hơn trong việc chuẩn bị sản phẩm của họ để xuất khẩu và cũng giúp người tiêu dùng ở các nước đó tiếp cận các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu an toàn.

Hành động của EU không chỉ tổn hại uy tín của Codex với tư cách là một cơ quan tham chiếu công bằng, mà còn làm cho các quốc gia khác không còn tin tưởng vào các khuyến nghị về tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng. Và các nhà sản xuất thực phẩm trên thế giới sẽ không còn bận tâm về thời gian và chi phí để gửi dữ liệu an toàn của sản phẩm của họ để đánh giá.

Và hậu quả là sẽ lại thêm nhiều thủ tục nhiêu khê hơn và đội chi phí cao hơn cho hầu hết các khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm. Mới đây hàng loạt tổ chức quốc tế đã cảnh báo: “Cứ tăng một điểm phần trăm giá lương thực, sẽ có thêm 10 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc hành động của EU vì những lo ngại không liên quan có nguy cơ làm suy yếu mạng lưới thương mại toàn cầu, gây phương hại cho hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển.

Hiện Codex bao gồm các nước EU và 188 quốc gia trên thế giới là thành viên. Và mặc dù các tiêu chuẩn an toàn do Codex đặt ra đều là tự nguyện, nhiều quốc gia đang phát triển háo hức áp dụng chúng - gần như là mặc định - vì họ thiếu nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật cần thiết để tạo ra các quy tắc nghiêm ngặt của riêng mình về xuất nhập khẩu thực phẩm. 

Các tiêu chuẩn của Codex liên quan đến hầu hết mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng thực phẩm, từ chất phụ gia nào được phép cho đến mức dư lượng có thể tồn tại trong sản phẩm và chất bổ sung nào có thể được cung cấp cho vật nuôi. Và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xác định, Codex là tổ chức thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm.

Việc tạo ra một mã thực phẩm có thể áp dụng rộng rãi như thế này là một công việc to lớn và liên tục, thích ứng với những tiến bộ nông nghiệp không ngừng và sự phát triển công nghệ. Nó cũng yêu cầu thu thập, phân tích dữ liệu và đánh giá khoa học và kỹ thuật để có thể tuân thủ bằng sự giám sát chặt chẽ. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều quan trọng nhất, nó đòi hỏi phải tìm ra điểm chung giữa các quan điểm khoa học khác nhau. Mỗi quốc gia, từ Vanuatu đến Venezuela, hoặc Canada đến Kazakhstan - đều có tiếng nói trong hàng trăm tiêu chuẩn được đưa ra mỗi năm. Trên thực tế, gần như mọi tiêu chuẩn đều được hoàn thiện bởi sự đồng thuận. Và nếu đủ thành viên phản đối, tiêu chuẩn được đề cập sẽ không thể được thông qua.

Với yêu cầu về sự đồng thuận này, vốn sẽ gây ra rối loạn chức năng và bế tắc trong hầu hết các tổ chức lớn. Và điều này dẫn đến một cơ chế được gọi là “Tuyên bố về Nguyên tắc”, cho phép các quốc gia phản đối một cách riêng lẻ một tiêu chuẩn và ghi lại sự bất đồng của họ, nhưng theo cách không ngăn cản việc áp dụng tiêu chuẩn.

Ví dụ, nếu một quốc gia thành viên không thích một loại phụ gia thực phẩm cụ thể, mặc dù không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nó có hại, thì về cơ bản có thể nói: “Chúng tôi sẽ không áp dụng tiêu chuẩn tự nguyện của Codex ở quốc gia của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ không ngăn cản các thành viên khác làm như vậy”.

Cho đến nay, cơ chế giải quyết tranh chấp này đã hoạt động khá tốt.

(Politico)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất