| Hotline: 0983.970.780

FAO kêu gọi hành động giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm

Chủ Nhật 29/09/2024 , 12:03 (GMT+7)

Ngày quốc tế nhận thức về Thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm (LTTP) năm 2024 mang thông điệp: ‘Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh’.

Ngày 29/9 là Ngày Quốc tế Nhận thức về Thất thoát và Lãng phí lương thực thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Ngày 29/9 là Ngày Quốc tế Nhận thức về Thất thoát và Lãng phí lương thực thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Ngày 29/9 hằng năm, thế giới cùng nhau hưởng ứng Ngày quốc tế Nhận thức về Thất thoát và Lãng phí LTTP. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2020 nhằm thu hút sự quan tâm của toàn thế giới về một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng sâu rộng đến an ninh lương thực, môi trường, công bằng xã hội và sự phát triển bền vững.

Nhân dịp này, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) đã ghi nhận và đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong việc giảm thiểu thất thoát và lãng phí LTTP. Đặc biệt, Quyết định 300/QĐ-TTg của Chính phủ về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đã thể hiện rõ sự quyết tâm của các Bộ, ngành trong nước để giải quyết những thách thức hiện nay.

Tại lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhận thức về Thất thoát và Lãng phí LTTP, ông Nguyễn Song Hà - Trợ lý Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, đã đưa ra lời kêu gọi hành động. Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phát biểu của ông Nguyễn Song Hà.

Ông Nguyễn Song Hà - Trợ lý Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam kêu gọi hành động giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Ông Nguyễn Song Hà - Trợ lý Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam kêu gọi hành động giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Việc giải quyết tình trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm đòi hỏi nỗ lực chung từ tất cả các bên liên quan. Khối công và tư đều có thể tham gia vào các hành động cụ thể để không chỉ giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm mà còn đóng góp vào nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cùng nhau, chúng ta có thể hành động để:

1. Nâng cao nhận thức của toàn dân về tầm quan trọng của việc giảm thất thoát và lãng phí LTTP.

2. Cải thiện hoạt động sản xuất, thu hoạch và phân phối LTTP, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm và giảm thất thoát và lãng phí LTTP.

3. Giới thiệu các công nghệ cải tiến có lượng phát thải khí nhà kính thấp để giải quyết các nguyên nhân sâu xa gây thất thoát thực phẩm và giảm lãng phí LTTP.

4. Tối ưu hóa các chương trình mua sắm công và dự trữ công cộng để giảm thất thoát và lãng phí LTTP.

5. Đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới hướng đến các tổ chức nghiên cứu và học thuật, các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm vừa, nhỏ và siêu nhỏ, và các sáng kiến nhằm giảm thất thoát và lãng phí LTTP hướng tới giảm lượng phát thải khí nhà kính.

6. Cải thiện các khoản đầu tư phối hợp giữa khối công và tư thông qua thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác công - tư để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hậu cần và các đổi mới công nghệ có lượng phát thải khí nhà kính thấp, giúp cải tiến chuỗi cung ứng.

7. Điều chỉnh tính chặt chẽ của các quy định và tiêu chuẩn đối với thực phẩm tươi sống để giảm mức độ thất thoát thực phẩm trong trang trại.

8. Cải thiện việc phổ biến thông tin. Cung cấp cho người tiêu dùng và nhà cung cấp thông tin về lợi ích của việc giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm.

9. Cải thiện hoạt động xác định mục tiêu can thiệp để tập trung vào các khu vực chịu mức độ thất thoát thực phẩm cao về mặt địa điểm và hàng hóa, có tính đến tình trạng thất thoát chất dinh dưỡng

10. Thay đổi cơ chế định giá thông qua các chính sách công để tránh lãng phí LTTP.

11. Hướng dẫn người tiêu dùng thay đổi hành vi và khuyến khích người bán cùng và người tiêu dùng đưa ra những quyết định có trách nhiệm.

12. Thực hiện các hành động mang tính tập thể, phối hợp trong chuỗi cung ứng tại các thành phố và cả cấp quốc gia để giảm lãng phí thực phẩm.

13. Cải thiện nền kinh tế tuần hoàn bằng cách ưu tiên phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế để giảm phát thải khí nhà kính từ việc thải bỏ thực phẩm tại các bãi rác.

14. Tương lai nằm trong tay chính chúng ta. Chấm dứt tình trạng thất thoát và lãng phí LTTP. Vì con người. Vì hành tinh!

Tổn thất chung trong lĩnh vực nông sản, thủy sản ở Việt Nam dao động từ 20 - 25%. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 8,8 triệu tấn, tương đương 3,9 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP cả nước và 12% GDP toàn ngành nông nghiệp.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Những loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 1/2025

Bộ NN-PTNN vừa ban hành Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam từ tháng 1/2025. Sẽ có những loại thuốc nào bị cấm?

Nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm 2 người chết

TP.HCM Ngôi nhà 4 tầng, rộng khoảng 60m2, được ngăn thành hơn chục phòng nhỏ cho thuê, tầng trệt để xe máy, thời điểm xảy ra cháy, khu trọ đang có 23 người ở các phòng.