| Hotline: 0983.970.780

Festival Lâm sản trên “thủ phủ” đồ gỗ

Thứ Tư 22/12/2010 , 10:25 (GMT+7)

Đây không chỉ là dịp tôn vinh các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân có nhiều đóng góp cho ngành lâm sản Việt Nam mà còn là cơ hội thúc đẩy hợp tác đầu tư.

Đây không chỉ là dịp tôn vinh các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân có nhiều đóng góp cho ngành lâm sản Việt Nam trong các hoạt động trồng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và tiêu thụ...mà còn là cơ hội thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các nhà kinh doanh lâm sản.

Ý nghĩa trên được khẳng định tại buổi họp báo “Festival Lâm sản VN lần thứ nhất- Bình Định 2011” do UBND tỉnh Bình Định tổ chức tại TP Quy Nhơn vào sáng 20/12/2010. Không phải ngẫu nhiên mà Festival Lâm sản VN lần thứ nhất được tổ chức tại Bình Định. Trong nhiều năm qua, Bình Định đã khẳng định vị thế trong ngành lâm sản ở Việt Nam, là 1 trong 4 trung tâm SX đồ gỗ lớn nhất nước với hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động.

Ông Lê Hữu Lộc-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Bình quân mỗi năm Bình Định sản xuất 150.000m3 gỗ tinh chế và 300.000m3 tấn dăm gỗ, mỗi năm nhập khẩu khoảng 300.000m3 gỗ nguyên liệu. Kim ngạch XK ngành gỗ hàng năm đạt khoảng 250 triệu USD, chiếm 60% trong tổng kim ngạch XK toàn tỉnh. Ngoài ra, Bình Định còn có thế mạnh trồng rừng nguyên liệu với hơn 400.000 ha, chủ động đáp ứng một phần nhu cầu cho SX để giảm dần việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu”.

Về toàn cảnh, vượt qua “cơn bão” kinh tế xảy ra trên toàn cầu, trong năm qua, ngành chế biến gỗ của nước ta vẫn đứng vững như “kiềng 3 chân”. Chỉ tính riêng trong tháng 11/2010, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ của VN đạt 310 triệu USD, tăng 45,7% so tháng 11/2008 và tăng 29,56% so tháng 11/2009, nâng tổng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ của VN đạt 3,037 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Với tổng giá trị kim ngạch đạt được, ngành công nghiệp chế biến gỗ xứng đáng với vị thế là 1 trong số 10 ngành đạt kim ngạch XK cao trong cả nước.

Trong Festival Lâm sản VN lần thứ I được tổ chức tại Bình Định, ngoài phần lễ còn có phần hội như: Lễ dâng hương đền thờ Quang Trung, biểu diễn nghệ thuật, liên hoan văn hóa ẩm thực đặc sản các vùng biển, hội thi vẽ tranh, triển lãm ảnh cổ động bảo vệ rừng, mô hình “Con đường lâm sản VN trên đường hội nhập Quốc tế”, giải cầu lông các DN trong ngành và trò chơi dân gian.

Thị trường XK gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng của năm 2010 tăng trưởng mạnh sang các thị trường chủ lực, trong đó Hoa Kỳ là 1 trong những thị trường XK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2010 kim ngạch XK sang thị trường này đạt 1,144 tỷ USD, tăng 30,97% so cùng kỳ năm 2009, chiếm 36,91% tổng kim ngạch XK ngành gỗ. Tiếp đến, thị trường EU đạt 504,824 triệu USD, Nhật Bản đạt 349,124 triệu USD.

Đặc biệt, với thị trường Trung Quốc, giá trị XK sang thị trường này rất ấn tượng với 324,712 triệu USD, tăng 124,69% so cùng kỳ năm 2009... Trong bối cảnh ngành gỗ của nước ta phục hồi mạnh mẽ trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu, Festival Lâm sản VN lần thứ I được tổ chức tại Bình Định từ ngày 26-28/3/2011 sẽ hứa hẹn nhiều sôi động.

Theo Ban tổ chức, tham dự Festival Lâm sản VN lần thứ I sẽ có 400 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ liên quan cùng Lãnh sự quán, Tham tán thương mại các nước Bắc Mỹ, Đông Âu, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Festival Lâm sản VN lần này với quy mô trên 500 gian hàng của hơn 200 đơn vị. Festival Lâm sản VN lần thứ I còn có 2 cuộc hội thảo về lâm sản; xúc tiến thương mại; ký kết hợp tác kinh doanh, tôn vinh các tổ chức, cá nhân xuất sắc trong ngành lâm sản và trao kỷ lục Guiness lâm sản.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm