| Hotline: 0983.970.780

'Cuộc chiến' giữ rừng mùa khô hạn

Ăn cơm nhà đi gác rừng tự nguyện

Thứ Ba 09/04/2024 , 08:00 (GMT+7)

Đồng Nai Cánh rừng phòng hộ đang dần khô nỏ dưới nắng nóng mùa khô, nhưng những bước chân của cộng đồng gác rừng canh lửa vẫn miệt mài bám chốt, quyết giữ lá phổi xanh.

Mùa khô khắc nghiệt, mỗi ngày là một cuộc chiến khốc liệt

Có mặt tại Tiểu khu 190, chúng tôi chứng kiến những thành viên của Tổ lâm nghiệp cộng đồng đang phối hợp cùng nhân viên Phân trường Gia Huynh chở bồn nước tưới cứu cây rừng.

Ông Hoàng Thanh Tú, Tổ trưởng Tổ lâm nghiệp cộng đồng, thuộc Phân trường Gia Huynh chia sẻ: “Từ sau Tết đến nay, hàng ngày bà con trong Tổ vẫn luôn đồng hành cùng các anh trong Phân trường tưới nước cứu cây bị nắng hạn trong mùa khô này.

Những thành viên của Tổ lâm nghiệp cộng đồng phối hợp cùng nhân viên Phân trường Gia Huynh chở bồn nước tưới cứu cây rừng trong mùa khô năm nay. Ảnh: Minh Sáng.

Những thành viên của Tổ lâm nghiệp cộng đồng phối hợp cùng nhân viên Phân trường Gia Huynh chở bồn nước tưới cứu cây rừng trong mùa khô năm nay. Ảnh: Minh Sáng.

Tôi cũng thường xuyên tham gia tuần tra kiểm soát những khu vực nguy cơ cháy cao để báo cáo tình hình về cho Phân trường; đồng thời tuyên truyền vận động bà con trong tổ cùng nâng cao ý thức phòng chống cháy và bảo vệ rừng. Chúng tôi tham gia bằng cái tâm với rừng và trên tinh thần tự nguyện là chính”. 

Tổ lâm nghiệp cộng đồng thuộc Phân trường Gia Huynh được thành lập từ năm 2022, với 50 hộ dân tự nguyện tham gia, có nhiệm vụ phối hợp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô và chống hạn cho cây rừng, cũng như tham gia trồng lại cây rừng bị chết khi mùa mưa đến.  

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Tổ trưởng lâm nghiệp cộng đồng của Tiểu khu 203 thuộc phân trường Lán Cát cho rằng, mùa khô năm nay khắc nghiệt nhất trong nhiều năm qua, chưa biết đến bao giờ trời mới mưa nên mỗi ngày trôi qua là một “cuộc chiến” khốc liệt đầy thử thách với Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc và cả với những người tham gia sản xuất.

“Hiện, các Phân trường đã thành lập tổ phòng chống cháy rừng, trong đó các tổ trưởng đều là thành viên đã được tập huấn rất kĩ và bằng kinh nghiệm của mình chúng tôi sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng nếu có sự cố xảy ra”, ông Hạnh nói.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lực đang canh tác cây điều xen canh với cây tiêu trên diện tích hơn 2ha và ông đã nhận giao khoán trồng 300 cây gỗ lớn tại lâm phận thuộc Phân trường Lán Cát. Ảnh: Minh Sáng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lực đang canh tác cây điều xen canh với cây tiêu trên diện tích hơn 2ha và ông đã nhận giao khoán trồng 300 cây gỗ lớn tại lâm phận thuộc Phân trường Lán Cát. Ảnh: Minh Sáng.

Hằng năm Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc đưa ra đầy đủ các phương án PCCCR và bảo vệ rừng. Đồng thời cán bộ của các Phân trường cũng luôn bám sát mọi hoạt động sản xuất trong lâm phận quản lý, hỗ trợ kịp thời những hộ dân gặp khó khăn, qua đó người dân trong Tổ lâm nghiệp cộng đồng càng thêm gắn bó với các Phân trường.

Ông Nguyễn Văn Lực, thành viên Tổ lâm nghiệp cộng đồng tâm sự: “Chúng tôi thấy rõ lợi ích khi nhận giao khoán trồng rừng, vừa góp phần phủ xanh cho rừng và cây rừng vừa cản gió tốt. Rừng cũng góp phần tích nước ngầm trong đất rất hữu ích. Do đó, bà con chúng tôi tự nguyện tham gia bảo vệ rừng suốt nhiều năm qua”.   

Những cây gỗ lớn được Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc quản lý rất chặt chẽ bằng phương pháp đánh số hóa từng cây rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Những cây gỗ lớn được Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc quản lý rất chặt chẽ bằng phương pháp đánh số hóa từng cây rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Gia đình ông Lực hiện đang canh tác cây điều xen canh với cây tiêu trên diện tích hơn 2ha tại ấp 1, xã Xuân Hòa. Ngay từ năm 2005, gia đình ông đã nhận giao khoán trồng khoảng 300 cây gỗ lớn, đã được Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc giải quyết cho hưởng tiền hỗ trợ về PCCCR, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường.

Chung tay bảo vệ rừng

Ông Nguyễn Sỹ Lệnh, Phó trưởng phòng Lâm nghiệp (BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc) cho biết: “Hầu hết diện tích rừng thuộc lâm phận của Ban quản lý phụ trách là rừng trồng, trong đó đã giao khoán cho hơn 2.250 hộ dân canh tác. Từ mô hình này, tài nguyên rừng đã gia tăng giá trị, góp phần phát triển bền vững cho các địa phương có rừng”.

BQL rừng phòng hộ hàng tháng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Sáng.

BQL rừng phòng hộ hàng tháng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Năm 2023, lực lượng bảo vệ rừng tại các Phân trường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hàng ngày để kịp thời nắm bắt các hoạt động sử dụng đất, tình hình dân cư trong lâm phận quản lý. Hàng tháng, Ban quản lý phối hợp với UBND 5 xã và cơ quan chức năng tổ chức 4 cuộc tuần tra, truy quét bảo vệ rừng để vừa tuyên truyền pháp luật, vừa ngăn chặn vi phạm nếu phát hiện.

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Đình Long, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc cho biết: “Đến nay Ban quản lý đã thành lập được 20 Tổ lâm nghiệp cộng đồng. Các Tổ trưởng lâm nghiệp cộng đồng tự nguyện tham gia gánh vác trách nhiệm với các Phân trường, kiểu như “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Nhân viên Phân trường Lán Cát kiểm tra các dụng cụ PCCCR để sẵn sàng lên đường tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Nhân viên Phân trường Lán Cát kiểm tra các dụng cụ PCCCR để sẵn sàng lên đường tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Long, các Tổ trưởng lâm nghiệp cộng đồng được xem là cầu nối tuyên truyền, phổ biến những quy định của Nhà nước, Ban quản lý đến với người dân rất hiệu quả; đồng thời họ cũng có thể tham gia giải quyết được những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng.

Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, đơn vị được giao quản lý gần 10.300ha rừng; trong đó có hơn 10.000ha thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và hơn 300ha thuộc địa phận các huyện Tánh Linh và Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Trong lâm phận có 2.250 hộ dân nhận giao khoán (có 331 hộ sống ổn định tại chỗ và 1.922 hộ không ở tại chỗ); đồng thời có 6 đơn vị liên kết trồng rừng với BQL.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.