| Hotline: 0983.970.780

Gần 12.000 ha rừng Phú Yên được cấp chứng chỉ FSC

Thứ Năm 05/10/2023 , 08:32 (GMT+7)

Hiện tỉnh Phú Yên có hơn 11.757 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC và diện tích rừng trồng khai thác bình quân khoảng 3.500 ha/năm, sản lượng đạt trên 300.000 m3/năm.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, toàn tỉnh có hơn 253.671 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên gần 127.000 ha và rừng trồng hơn 126.000 ha bao gồm hơn 3.000 ha rừng cao su. Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch lâm nghiệp là hơn 55.000 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 46,55%.

Tỉnh Phú Yên đang khuyến khích phát triển rừng gỗ lớn. Ảnh: KS.

Tỉnh Phú Yên đang khuyến khích phát triển rừng gỗ lớn. Ảnh: KS.

Hàng năm, UBND tỉnh, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đề án và kế hoạch trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn để nâng cao giá trị của rừng, tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm gỗ rừng trồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho tổ chức và người dân.

Tuy nhiên hiện diện tích rừng trồng gỗ lớn của tỉnh Phú Yên còn khiêm tốn chỉ hơn 2.553 ha. Đối với diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC hơn 11.757 ha. Mỗi năm diện tích rừng trồng khai thác bình quân khoảng 3.500 ha/năm, sản lượng trên 300.000 m3/năm.

Cũng theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện địa bàn tỉnh Phú Yên có 44 doanh nghiệp, 1 tổ hợp tác, 2 hợp tác xã và 125 hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh chế biến lâm sản, trong đó có trên 15 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng.

Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng tương đối ổn định, doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hiện sản phẩm chế biến gỗ rừng trồng chủ yếu là dăm gỗ và viên nén phục vụ thị trường trong nước và một số ít ủy thác xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Phần lớn nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm được nhập từ hộ gia đình trồng rừng (keo, bạch đàn) trên địa bàn tỉnh và một số sử dụng từ rừng trồng của doanh nghiệp và các HTX lâm nghiệp trong tỉnh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.