| Hotline: 0983.970.780

Gần 123 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư sắp rót vào Thừa Thiên - Huế

Thứ Hai 08/04/2024 , 10:16 (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 11 dự án, văn bản thống nhất chủ trương đầu tư 10 dự án. Tổng số vốn gần 123 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu nhấn nút khởi công Bệnh viên quốc tế Trung ương 2. Ảnh: Hoàng Lê.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu nhấn nút khởi công Bệnh viên quốc tế Trung ương 2. Ảnh: Hoàng Lê.

11 dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong khuôn khổ Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024, được tổ chức vào ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án, với tổng vốn đăng ký 9.134 tỷ đồng và trao văn bản thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư 10 dự án, với tổng vốn đăng ký 113.500 tỷ đồng.

Cá dự án được trao chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: Dự án trung tâm logistics Chân Mây tại khu cảng Chân Mây của Công ty cổ phần tập đoàn LEC, tổng vốn đăng ký 1.512 tỷ đồng; dự án Nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao Creanza của Công ty cổ phần Tập đoàn MIT Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 2.186 tỷ đồng; dự án cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C khu chung cư Đống Đa của Công ty cổ phần phát triển và đầu tư Đống Đa, với tổng vốn đăng ký 1.299 tỷ đồng.

Dự án Tổ hợp giáo dục của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Giáo dục FPT với tổng vốn đăng ký 432,66 tỷ đồng; dự án Bệnh viện quốc tế Huế tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương của Công ty cổ phần TTH Group với tổng, vốn đăng ký 817,234 tỷ đồng; dự án Nhà máy sản xuất kính siêu trắng Đạt Phương của đại diện Công ty Cổ phần kính Đạt Phương, với tổng vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng...

Tại hội nghị, 10 dự án với tổng vốn đăng ký 113.500 tỷ đồng cũng được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế trao văn bản thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư, gồm: Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) với dự án Khu công nghiệp La Sơn (mở rộng), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng.

Trao quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Lê.

Trao quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Lê.

Đáng chú ý có, Công ty Tập đoàn KX với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf cao cấp, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 19.700 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với dự án Khu đô thị sinh thái khu vực xã Thủy Thanh và khu vực lân cận, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện với dự án Nhà máy Thép xanh Chân Mây, dự án cảng biển Thép xanh, dự án khu nhà ở, tổng mức đầu tư dự kiến các dự án khoảng 44.000 tỷ đồng...

Ông Nguyễn Văn Phương Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thông qua hội nghị lần này, tỉnh sẽ tiến hành trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đang nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giới thiệu với các doanh nghiệp, nhà đầu tư về danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với mong muốn ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Khởi công, khánh thành 3 dự án lớn

Trong khuôn khổ Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024, ngày 6/4, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế (giai đoạn 2). Dự án có tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng, trong đó gồm 300 tỷ đồng phần xây dưng và 100 tỷ đồng phần trang thiết bị.

Ông Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bệnh viện là 700 ngày. Ảnh: Hoàng Lê.

Ông Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bệnh viện là 700 ngày. Ảnh: Hoàng Lê.

Thời gian dự kiến từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành là 700 ngày. Sau khi hoàn thành, bệnh viện có khoảng 300 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trong chiều cùng ngày, lễ khởi công bến số 4 và bến số 5 tại cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc) cũng được tỉnh Thừa Thiên – Huế thực hiện. Bến số 4 và bến số 5 tại cảng Chân Mây là dự án đầu tư ngoài ngân sách có tổng vốn đầu tư 1.678,7 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Hàng hải Vsico làm chủ đầu tư.

Quy mô đầu tư xây dựng 2 cầu cảng cho tàu hàng tổng hợp/container, chiều dài mỗi cầu cảng 270 m; đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 TEU.

Bến cảng số 4 và số 5 có ản lượng thông qua 5 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm. Ảnh: Hoàng Lê.

Bến cảng số 4 và số 5 có ản lượng thông qua 5 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm. Ảnh: Hoàng Lê.

Dự kiến bến số 4 hoạt động vào quý II/2025 và bến số 5 hoạt động vào đầu năm 2026; sản lượng thông qua 5 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm; với các tàu container, sản lượng dự kiến 80.000 TEUS mỗi năm.

Theo chủ đầu tư, các bến số 4, 5 đi vào hoạt động sẽ góp phần rút ngắn thời gian xếp dỡ tại cảng, giải phóng tàu nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tăng sản lượng hàng hoá thông qua tại khu vực miền Trung, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường giao thương hàng hóa, nâng cao vị thế cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cũng trong ngày 6/4 đã diễn ra lễ khánh thành Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, do Công ty China Everbright International Limited (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) làm chủ đầu tư.

Nhà máy có công suất xử lý rác thải sinh hoạt khoảng 600 tấn/ngày đêm, nguồn nhiệt thu được sử dụng để phát điện với công suất 12 MW; mỗi năm sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác thải sinh hoạt và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài cuối] Các nước xoay xở ra sao?

Giá thịt lợn biến động, nhiều quốc gia triển khai chiến lược điều chỉnh đàn, phát triển vacxin - những bài học đáng tham khảo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bảo vệ quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức

Trục lợi quỹ BHTN gây thất thoát lớn, đe dọa an sinh. Siết chặt kiểm tra, xử lý nghiêm minh là giải pháp cấp bách để bảo vệ quyền lợi người lao động.

Chế biến sâu để tăng giá trị rong biển

KHÁNH HÒA Có một doanh nghiệp tiên phong chế biến, cho ra đời nhiều sản phẩm gia tăng giá trị từ rong biển để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.