| Hotline: 0983.970.780

Gần 99% diện tích nhãn tại Cần Thơ bị nhiễm bệnh chổi rồng

Thứ Ba 17/07/2012 , 09:49 (GMT+7)

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, hiện có 1.598 ha/1.607 ha nhãn (chiếm 98,8%) trên địa bàn bị nhiễm bệnh chổi rồng...

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, hiện có 1.598 ha/1.607 ha nhãn (chiếm 98,8%) trên địa bàn bị nhiễm bệnh chổi rồng, chiếm tỉ lệ cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, số cây bị nhiễm từ 70% trở lên chiếm khỏang 46 % diện tích.

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây bệnh chổi rồng hại nhãn là do vi khuẩn thuộc nhóm gamma Proteobacteria gây ra và được một loài nhện lông nhung truyền bệnh và phát sinh thành dịch. Bệnh xuất hiện và lộ triệu chứng trên các lá, chồi non, trên hoa, làm cho các bộ phận này không phát triển được và co cụm lại thành chùm như bó chổi, đọt nhãn bị nhiễm bệnh thường có màu nâu vàng. Khi đó, cây nhãn không tiếp tục phát triển và sẽ dần thoái hóa, khô lại. Bệnh thường xuất hiện trên các giống nhãn tiêu da bò.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau: Đối với những vùng nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh nặng, bà con không nên đốn bỏ vì nhãn đã được trồng từ rất lâu, mà có thể áp dụng biện pháp ghép với giống nhãn xuồng cơm vàng có chất lượng ngon trên gốc nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh. Tổ chức cắt tỉa cành và phun xịt thuốc trừ nhện một cách đồng loạt và triệt để theo đúng quy trình do Cục Bảo vệ Thực vật khuyến cáo. Nên tổ chức từng nhóm nông dân cùng nhau tỉa cành trên từng vườn theo kiểu cuốn chiếu, không bỏ sót cây bệnh trong vườn nhãn; tùy theo chiều dài của cành và sự nhiễm bệnh, nên cắt sâu trên 40 cm thì khả năng tái nhiễm sẽ ít hơn. Sau khi cắt tỉa nên thu gom tiêu hủy hoặc phun thuốc trừ nhện lông nhung ngay trên đống cành lá vừa cắt.

Sau mỗi lần phun thuốc nên bón phân cho cây ra lá đồng loạt, sau đó tiếp tục phun ngay khi lá non vừa nhú 1 cm, đặc biệt chú ý phun thật kỹ đối với cơi đợt thứ 2, thứ 3 đã trổ cành lá xum xuê. Nếu có một số cành, lá mới ra tiếp tục bị nhiễm thì phải cắt bỏ triệt để vì mầm bệnh và nhện còn tồn tại. Nếu có nhãn trồng xen với chôm chôm trong vườn thì nên phun thuốc trừ nhện cho cả cây chôm chôm, để phòng tái nhiễm.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.