| Hotline: 0983.970.780

Gắn biển cây di sản, nâng cao ý thức bảo vệ rừng

Thứ Ba 29/10/2024 , 11:07 (GMT+7)

YÊN BÁI Gắn biển cây di sản Việt Nam với những cây pơ mu và thiết sam có tuổi đời hàng trăm năm nhằm bảo vệ nguồn gen quý và nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải thực hiện gắn biển cây di sản với một số cây pơ mu và thiết sam có tuổi đời nhiều trăm năm. Ảnh: Thanh Tiến.

Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải thực hiện gắn biển cây di sản với một số cây pơ mu và thiết sam có tuổi đời nhiều trăm năm. Ảnh: Thanh Tiến.

Tháng 8 vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã tổ chức gắn biển công nhận cây di sản Việt Nam đối với một số cá thể cây thiết sam và cây pơ mu tại khu vực Tà Cay Đằng, thuộc địa phận bản Nả Háng, xã Chế Tạo.

Các cây thiết sam và pơ mu nằm trong diện tích của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải rộng trên 20.000 ha.

Cây pơ mu có tên khoa học (Fokienia hodginsii), là cây gỗ lớn, tán hình tháp, thường xanh, cao từ 25 - 30 m. Đây là loài gỗ quý, có giá trị thương mại lớn, dùng trong xây dựng, trang trí nhà ở, đóng đồ gỗ cao cấp và làm hàng mỹ nghệ. Trước đây người Mông thường dùng để lợp mái nhà và làm vách vì dễ chẻ, chịu được mưa nắng, không mối mọt. Gỗ và rễ có thể dùng để chưng cất tinh dầu làm thuốc và hương liệu. Đây còn là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào Sách Đỏ.

Cùng với đó là trên 3.000 cây pơ mu mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Chế Tạo, hầu hết trên 100 năm tuổi; một số cây có đường kính trên 2m, trong đó trên 1.000 cây có đường kính từ 1- 1,8m, chiều cao từ 15- 20 m.

Cây thiết sam có tên khoa học (Tsuga chinensis), là loài cây gỗ, cao đến 20m. Đây là loài thuộc yếu tố Đông Á, gỗ có thớ mịn, màu trắng ngà, hơi thơm, không bị mối mọt, dễ gia công chế biến, nên rất được ưa chuộng để đóng đồ dùng gia đình. Hiện khu vực này có trên 1.000 cây thiết sam có độ tuổi từ 400 đến 800 năm, đường kính từ 2,5m đến 5,8m hoặc to hơn.

Hiện Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải rộng trên 20.000 ha còn nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm. Ảnh: Thanh Tiến.

Hiện Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải rộng trên 20.000 ha còn nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải chia sẻ, các cá thể cây pơ mu và thiết sam đã được phát hiện từ lâu có ý nghĩa rất lớn về mặt giá trị lịch sử, do có độ tuổi hàng trăm năm, rất hữu ích cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu môi trường trong quá khứ, về những nét văn hóa của nơi đây. Do đó, việc được bảo vệ nghiêm ngặt sẽ giúp bảo vệ nguồn gen, duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái, quần thể các loài thực vật, động vật.

Việc lựa chọn và vinh danh cây di sản góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.

Ông Sùng A Chua, Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết thêm, hiện nay ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải còn có 221 loài, 162 giống, 61 họ thuộc hệ động vật có xương sống trên cạn. Trong đó có 53 loài thú, 130 loài chim, 26 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư... Đặc biệt, nơi đây còn một số đàn vượn đen tuyền và nhiều loài động thực vật quý hiếm khác đang được cấp ủy, chính quyền và người dân bảo vệ nghiêm ngặt.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 ha rừng tràm tỉnh Long An

Dự án 'Trồng và phục hồi 17 hecta rừng tràm đặc dụng với 340.000 cây tràm' tại huyện Tân Hưng, Long An vừa được C.P. Việt Nam bàn giao sau khi phục hồi.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.