| Hotline: 0983.970.780

Gạo lứt khắc phục triệu chứng suy thận

Thứ Bảy 29/07/2017 , 15:20 (GMT+7)

Vừa đến Sài Gòn, anh liền ghé Thực Dưỡng Khai Minh để điểm tâm sáng. Hôm đó gặp tôi ở quán, anh thể hiện vẻ vui mừng thấy rõ. Tôi hỏi anh có gì vui kể nghe với. Anh bảo vào Sài Gòn không thể không ghé Khai Minh và quan trọng hơn là báo cho tôi tin vui là anh đã hết bệnh rồi.

Đó là anh Huỳnh Hoàng Huy đã chữa hết bệnh suy thận ở mức độ chuẩn bị chuyển sang giai đoạn cuối (chạy thận nhân tạo) nhờ ăn gạo lứt. Anh sinh năm 1986 và hiện đang sinh sống ở Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

09-08-46_trng_40
Anh Huỳnh Hoàng Huy đã chữa hết bệnh suy thận ở mức độ chuẩn bị chuyển sang giai đoạn cuối (chạy thận nhân tạo) nhờ ăn gạo lứt

Cách nay gần 2 năm, anh có triệu chứng hơi nhức mỏi ở thắt lưng. Anh nghĩ chắc do anh tập tạ, tập gym và đá bóng. Anh cảm nhận sức khỏe kém đi nhiều và không thể đá nổi một trận bóng trọn vẹn, bị hụt hơi dù trước đó không lâu anh là tuyển thủ quốc gia của đội bóng đá Khánh Hoà. Anh còn nhiều lần nằm mơ thấy ông nội về mà trên tay còn cầm sổ khám bệnh. Lúc còn sống, ông nội rất thương anh và thường làm đồ chơi cho anh.

Người anh bắt đầu cảm thấy hơi bất an, lo lắng và sợ hãi mà cũng không biết vì sao mình lo lắng và bất an. Đi khám bệnh ở bệnh viện ở Nha Trang thì bác sỹ bảo sức khỏe tốt, không đó vấn đề gì. Lúc đó nhìn anh vạm vỡ và rắn chắc. Nhưng anh vẫn không yên tâm, có một cái gì đó vẫn thôi thúc anh đi khám bệnh. Anh vào Trung tâm Y Khoa Medic - Hòa Hảo để khám lại và phát hiện anh bị suy thận kề cận giai đoạn cuối. Bác sỹ dặn anh nên mỗi tháng tái khám một lần để theo dõi bệnh và có gì nhập viện chữa trị kịp thời.

Về nhà, anh tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh suy thận như khí công, thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc, đông trùng hạ thảo… Anh khấn nguyện với ông nội phù hộ cho anh gặp được phương pháp đúng để cứu anh khỏi bệnh tật. Trên đường tìm kiếm, anh gặp được bài giảng về phương pháp thực dưỡng của thầy Thích Tuệ Hải trong một lần lang thang trên mạng. Anh cảm thấy phương pháp này tối ưu nhất. Anh liền đến chùa gặp thầy và được thầy bảo về ăn gạo lứt. Anh về áp dụng ăn gạo lứt muối mè với lượng muối rất ít vì anh nghĩ rằng bệnh thận sợ muối. Anh ăn muối mè với tỷ lệ 1 muối 40 mè và một ngày ăn chỉ 4 muỗng cà phê muối mè. Nước uống của anh là nước xích tiểu đậu rang.

Anh ăn theo Số 7 (100% gạo lức muối mè) trong vòng một tháng và anh sụt từ 59 kg còn 43 kg. Sau một tháng anh cảm thấy người mệt mỏi nhiều hơn. Anh không biết đây là phản ứng thải độc nên anh lo lắng. Anh lại tiếp tục tìm hiểu và gặp những người thực dưỡng kinh nghiệm để nhờ tư vấn thêm. Anh ăn thêm một ít rau củ và cá (rất ít), không ăn thịt. Sau 2 tuần anh thấy sức khỏe như phục hồi lại. Anh cảm thấy thích làm việc. Bây giờ anh mới hiểu lúc anh ăn Số 7 cũng là lúc bắt đầu ăn theo thực dưỡng nên gặp phải phản ứng thải độc, thải bệnh, làm cơ thể giống như kiệt sức.

Sau một thời gian ngắn tình trạng này sẽ hết và bệnh cũng hết theo. Bất kỳ người nào trong giai đoạn đầu ăn theo thực dưỡng đều gặp phản ứng thải độc. Đặc biệt ăn Số 7 phản ứng thải độc càng dữ dội hơn. Các bệnh khác nhau sẽ có những phản ứng thải độc khác nhau. Đừng lo lắng, sau vài ngày sẽ hết. Thường người ta bỏ thực dưỡng trong giai đoạn phản ứng thải độc do lo sợ mà không có người thực dưỡng kinh nghiệm hướng dẫn.

Anh bắt đầu ăn thực dưỡng ngày 10/6/2016. Không hiểu tại sao anh có một niềm tin mãnh liệt vào thực dưỡng như vậy. Anh có cảm giác là thực dưỡng tìm đến anh chứ không phải anh tìm đến nó. Anh nghĩ chắc ơn trên và ông nội phù hộ anh có được niềm tin này. Nhờ niềm tin này mà anh chữa lành bệnh. Anh có một người bạn mới suy thận giai đoạn 1 nhưng bốn tháng sau đã chuyển sang giai đoạn 5 (phải thay thận). Anh nói anh thật may mắn.

Ăn gạo lức được ba tháng anh đi khám lại thì các chỉ số Creatinin và Ure giảm đáng kể (2 chỉ số này thể hiện có bệnh suy thận hay không). 3 tháng tiếp sau nữa anh đi khám thì chỉ số Ure về mức bình thường, Creatinin còn hơi cao. Cách nay hơn một tháng (sau khi ăn gạo lứt được một năm) anh đi khám lại thì các chỉ số nước tiểu trở về mức bình thường (Creatinin: 90, Ure: 4.0). Kết quả siêu âm thận và gan cũng bình thường.

Được hỏi tại sao không chọn Tây y hiện đại mà lại chọn thực dưỡng, anh trả lời chắc có ơn trên và ông nội đưa đường dẫn lối. Khi tìm hiểu thực dưỡng thấy nó hợp lý và thiết thực. Anh cảm thấy thực dưỡng có gì đó liên hệ với mình. Sau khi có kết quả khám bệnh từ bệnh viện, anh vẫn còn tin rằng Tây y sẽ chữa hết bệnh cho anh. Anh mua thuốc khoảng 5 triệu đồng theo toa của bác sỹ. Khi về bến nhà tự nhiên anh cảm thấy bất an trong lòng khi cầm bịch thuốc trên tay chuẩn bị uống.

Bác sỹ cho anh 4 loại thuốc. Anh lên mạng internet để tra công dụng của các loại thuốc này. Anh thấy công dụng của 4 loại thuốc này không liên quan đến bệnh của anh. Trực giác mách bảo anh là không nên tin vào 4 loại thuốc này do đó anh không uống viên nào mà vứt bỏ luôn. Ngày xưa, bệnh một chút là đi khám Tây y ngay và còn nghĩ rằng Tây y mà trị không được thì không có cách nào khác trị được. Thật là suy nghĩ ấu trĩ. Đó là thiếu hiểu biết trầm trọng, “ếch ngồi đáy giếng”, chữa bệnh có nhiều cách mà.

Anh nói từ lúc ăn gạo lứt, cảm thấy lạc quan, yêu đời, tự tin. Sự hiểu biết rộng dần theo thời gian, hiểu được nhiều thứ và thích đi tìm hiểu. Nhiều cái trước kia anh không hiểu, bây giờ anh đã hiểu được. Suy nghĩ nhanh hơn. Tấm lòng rộng mở hơn. Anh nói anh đã thoát bệnh rồi nên muốn giúp người khác ăn đúng để khỏi bị bệnh, thoát khỏi khổ đau vì bệnh. Anh có tâm nguyện đi chia sẻ, giới thiệu thực dưỡng cho những người mắc bệnh suy thận như anh, đặc biệt là những người đã chạy thận nhân tạo. Điều này thật sự khó khăn nhưng mình cứ làm hết khả năng của mình, người nào có duyên thì họ theo. Anh cũng muốn đi làm từ thiện kết hợp chia sẻ phương pháp thực dưỡng cho những người mắc bệnh nan y. Anh biết không phải ai cũng tin vào thực dưỡng, không phải ai cũng ăn được gạo lứt. Một người bạn của anh bị bệnh tiểu đường. Nghe lời khuyên của anh người bạn này ăn gạo lứt và kết quả là đường máu giảm về mức bình thường. Một người bạn khác cũng bị tiểu đường, anh khuyên nhưng người bạn này không ăn nổi, ăn được ba, bốn ngày là bỏ cuộc. Anh hiều rằng từ bỏ thói quen ăn uống nhiều không phải lúc nào cũng dễ.

Bây giờ anh hoàn toàn theo thực dưỡng. Anh biết thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo sức khỏe. Nếu chọn đúng thực phẩm, nó sẽ tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu chọn không đúng, nó sẽ tàn hại sức khỏe. Ngày xưa anh đụng đâu ăn đó, bây giờ anh chỉ ăn ở nhà tự nấu. Anh nói không biết đến khi nào anh dám ăn lại thức ăn nấu ở ngoài. Bây giờ quan tâm đến sức khỏe, mới tìm hiểu các món ăn bên ngoài, chúng không an toàn tí nào. Các món ăn đó chứa nhiều loại hóa chất, nào là bột ngọt, chất tạo hương, tạo nhũ, tạo độ sánh, tạo độ dai… Chưa kể những món ăn đó chế biến từ rau củ, thịt, cá được nuôi trồng bằng hóa chất nữa. Ngày nào cũng ăn nên dù ít cũng hóa nhiều và tồn đọng trong cơ thể, làm hại sức khỏe. Anh mong rằng người nào cũng ý thức rằng khi chế biến thức ăn hoặc khi nuôi trồng nên quan tâm đến sức khỏe của người ăn như sức khỏe của mình.

Những lần vào bệnh viện khám bệnh anh thấy la liệt bệnh nhân chờ đợi đến lượt mình. Người ngồi gục đầu, người nằm co ro, thấy cảnh này thật là ảm đạm và thương tâm. Câu hỏi “Sao mà bệnh nhiều thế?” cứ lẩn quẩn trong đầu anh. Bây giờ anh mới thấm thía câu của ông bà “Bệnh tòng khẩu nhập”.

Trước đây, anh là cầu thủ chuyên nghiệp của Tỉnh Khánh Hòa. Anh đã tham gia các giải đấu từ U14 cho đến U21. Anh còn một đam mê khác là thích trở thành nhạc công DJ. Do đó anh từ giã sân cỏ và đến với nghề nhạc DJ. Anh nghĩ bệnh tật phát sinh từ đây. Vì làm nghề DJ thường thức khuya đến 2-3 giờ sáng mới ngủ. Ngoài ra, làm nghề này thường uống rượu bia, ăn thức ăn nhanh, ăn thịt nhiều, hút thuốc nhiều, uống cà phê nhiều. Bây giờ anh đã bỏ nghề nhạc công DJ và cùng vợ mở shop bán giày dép ở Nha Trang.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.