Ghé thăm Đrăng Phôk, buôn làng giữa lõi rừng Yok Đôn
Thứ Bảy 15/07/2023 , 07:24 (GMT+7)Buôn Đrăng Phôk nằm ở vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn với hơn 130 hộ dân và hơn 500 nhân khẩu, chủ yếu là người Ê Đê, M'Nông, Lào, Nùng...

Đrăng Phôk là buôn xa nhất, cách trung tâm xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk 20km, nằm sâu trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn. Buôn hình thành từ trước giải phóng, từng là hậu cứ vững chắc của bộ đội trong những năm kháng chiến.

Nằm bên dòng Sêrêpôk, hiện nay buôn Đrăng Phôk có khoảng hơn 130 hộ dân với tổng nhân khẩu trên 500 người, trong đó chủ yếu là đồng bào Ê Đê, M'Nông, Lào, Nùng...

Trước đây, bà con ở Đrăng Phôk chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, đi rừng lấy lâm sản cũng như săn voi, thuần dưỡng voi. Tuy nhiên, kể từ khi Vườn Quốc gia Yok Đôn được thành lập cùng với chính sách bảo vệ voi được triển khai, người dân Đrăng Phôk đã thay đổi sinh kế.

Hiện nay, hơn 130 hộ dân của Đrăng Phôk có diện tích canh tác nông nghiệp cố định, bà con ở đây tập trung vào cả cây công nghiệp lẫn một số cây trồng ngắn ngày như điều, lúa, ngô, sắn... Ngoài ra, 100/135 hộ dân của Đrăng Phôk cũng tham gia vào công tác bảo vệ, quản lý rừng với Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Trong ảnh là ông Y Chuôn, hay còn gọi là Ma Nha (áo đỏ), một trong những cao niên của buôn và gia đình ông cũng tham gia vào công tác giữ rừng. Theo đại diện Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn, hiện nay hợp tác bảo vệ rừng giữa vườn và buôn Đrăng Phôk được triển khai theo phương thức khoán cả cộng đồng với kinh phí 400.000 đồng/ha/năm.

Theo đó, người dân trong buôn Đrăng Phôk ngoài công việc đồng áng còn phối hợp với Trạm Kiểm lâm Đrăng Phôk để tuần tra, bảo vệ, tuyên truyền và xử lý vật liệu cháy có kiểm soát trong mùa khô. Giai đoạn xử lý vật liệu cháy thường diễn ra từ tháng 12 năm này đến tháng 1 năm sau để tránh xảy ra cháy rừng.

Ngoài chính sách bảo vệ rừng, buôn còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng thôn, buôn vùng đệm rừng đặc dụng 40 triệu đồng/năm để mua bò giống, phát triển kinh tế gia đình.

Với đặc điểm hình thành từ trước khi Chính phủ có quyết định thành lập Vườn Quốc gia Yok Đôn nên toàn bộ diện tích đất canh tác và đất ở của buôn đều thuộc Vườn quản lý.

Hiện nay, ranh giới giữa ruộng rẫy của dân và rừng được cắm mốc rất rõ ràng, người dân không thể mở rộng diện tích đất canh tác.
tin liên quan

Cô gái Tày 'đánh thức hồn quê' Lâm Thượng
YÊN BÁI Nhận thấy vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết hiếm nơi có được của quê hương mình, một cô gái trẻ ở Lâm Thượng đang từng ngày 'đánh thức hồn quê' để phát triển du lịch.

Vĩ thanh từ chiếc hộp đựng căn cước
Cách đây nửa năm tôi nhận được bức ảnh chụp chiếc hộp đựng đầy căn cước của những nông dân thiếu tiền mua nợ vật tư nông nghiệp, phải 'cắm' lại làm tin ở một đại lý.

Những đám ma tốn kém
Tiếng lợn bị chọc tiết, tiếng người nói cười, mùi thịt nướng thơm lừng hương mắc khén, mùi rượu nồng bốc lên khắp các bản tạo thành không khí Tết chộn rộn nơi vùng cao.

Bên những cung 'đường chuột chạy'
Trong 8 bản của xã Khao Mang thì 6 bản đã có đường bê tông vào nhưng Háng Bla Ha B và Háng Đề Đài lại chưa mà vẫn chỉ là 'đường chuột chạy'.

Chuyện con gà dưới gầm giường ở Màng Mủ
Màng mủ là loài cây gỗ lớn, thân thẳng mọc trên sỏi đá cằn khô với lớp vỏ dày vài cm nên có thể hồi sinh mạnh mẽ sau những cơn cháy rừng.
![Mùa xuân biên giới: [Bài cuối] ‘Gieo chữ’ trên đỉnh gió ngàn](https://t.ex-cdn.com/nongnghiep.vn/608w/files/doanhtq/2025/03/13/2756-2210-1407-mua-xuan-bien-gioi-ky-cuoi-nhung-nguoi-gieo-chu-tren-gio-ngan-161230_375-161231.jpg)
Mùa xuân biên giới: [Bài cuối] ‘Gieo chữ’ trên đỉnh gió ngàn
Ở miền biên viễn, tình thầy trò lặng lẽ mà sâu nặng, như cây rừng bám chặt vào đất, như gian khó quấn lấy đời người nhưng vẫn nở hoa trong lòng núi thẳm.