| Hotline: 0983.970.780

Ghi ở vùng rau an toàn lớn nhất Thủ đô

Thứ Ba 10/11/2020 , 06:45 (GMT+7)

Với diện tích rau an toàn lớn nhất Hà Nội lên tới 250ha, trong đó có 27ha sản xuất quy trình VietGAP, vùng rau Văn Đức, Gia Lâm đang thực sự chuyển mình mạnh mẽ.

Chủ tịch HĐQT HTX Văn Đức Nguyễn Văn Minh (giữa) chia sẻ việc áp dụng mô hình PGS và truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau an toàn với ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Chủ tịch HĐQT HTX Văn Đức Nguyễn Văn Minh (giữa) chia sẻ việc áp dụng mô hình PGS và truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau an toàn với ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT HTX Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Văn Đức chia sẻ, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích gieo trồng của Hà Nội, HTX Văn Đức tập trung hướng dẫn, chỉ đạo nông dân và thành viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Khác với hầu hết các HTX khác chỉ làm công tác dịch vụ đồng ruộng, riêng HTX Văn Đức là một trong những đơn vị hiếm ở Hà Nội trực tiếp đứng ra đảm nhiệm công tác quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn cho nông dân trên địa bàn với sản lượng 1.000 tấn/năm, vượt mức 20%/tổng sản lượng rau Văn Đức mà Nghị quyết địa phương giao.

Theo đó, HTX Văn Đức thông qua các kênh doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, công sở, trường học, hội chợ đã 14 lần tham gia quảng bá sản phẩm, đưa 7 sản phẩm tham gia đăng ký hồ sơ chứng nhận tiêu chuẩn OCOP Hà Nội. Kết quả, cả 7 sản phẩm rau VietGAP của văn Đức là cải bắp trắng, cải thảo, lơ xanh, lơ trắng, đậu cô ve, mướp đắng, cải ngọt đều đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Minh, để luân canh, gối vụ, rải vụ tránh việc thu hoạch cùng một loại rau sản lượng quá nhiều ở một thời điểm, hàng năm HTX Văn Đức đều có sự bàn bạc, lên kế hoạch thống nhất xây dựng kế hoạch, tuyên truyền gieo trồng các loại rau có giá trị kinh tế như súp lơ, cải bắp, cải thảo rau ăn lá các loại tất cả trên 20 chủng loại theo mùa.

Đặc biệt, từ 2019 được sự quan tâm giúp đỡ của huyện Gia Lâm và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, HTX Văn Đức đã tổ chức thành lập 20 nhóm PGS với mục tiêu thực hiện giám sát, hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký trong quá trình sản xuất để truy xuất được nguồn gốc.

Cụ thể, HTX đã tổ chức được 9 lớp kỹ thật sử dụng phân bón hữu cơ, sản xuất rau an toàn, 6 lớp rau quy trình VietGAP, 1 lớp IPM, 2 lớp mô hình bẫy bả chua ngọt trên rau với 800 lượt xã viên, nông dân tham dự.

HTX cũng phối hợp với các đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai làm thí điểm các loại rau ăn lá, củ quả, mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu.

Các đại biểu tham quan mô hình sử dụng màng phủ passlite trên rau cải ăn lá tại HTX Văn Đức. Ảnh: Nguyên Huân.

Các đại biểu tham quan mô hình sử dụng màng phủ passlite trên rau cải ăn lá tại HTX Văn Đức. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Nguyễn Văn Minh cho biết, năm 2018 sản xuất rau tại Văn Đức ước đạt 500 triệu đồng/ha, năm 2019 tăng lên 550 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt 400 triệu đồng/ha/năm. Nếu tính hiệu quả kinh tế theo sào, sau khi trừ chi phí mỗi hộ thu nhập khoảng 15 triệu đồng/năm/sào.

Ông Nguyễn Văn Cam ở đội 12, thôn Chử Xá, xã Văn Đức chia sẻ, gần như cả xã Văn Đức hiện nay người dân đều sống khá giả bằng nghề trồng rau, chính bởi đem lại thu nhập tốt và ổn định nên hiện giá thuê 1 sào để trồng rau ở Văn Đức lên tới hàng triệu đồng/năm.

Trong những năm qua, HTX Văn Đức đã chủ động liên kết với các công ty phân bón, thuốc BVTV, tổ chức tập huấn, bán phân bón hữu cơ trả chậm không lấy lãi, thuốc BVTV sinh học tới tận các đội trưởng để phục vụ nông dân và thành viên có nhu cầu. Riêng năm 2019 cung ứng trên 40 tấn phân bón, 100.000 gói thuốc BVTV các loại, qua đó vừa đảm bảo chất lượng, giá thành hạ, quan trọng là giúp nông dân cải tạo đất, hạn chế sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao, hướng nền sản xuất phát triển bền vững.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Lào Cai cấp 11.000 cây giống giúp người dân Bảo Yên tạo sinh kế

11.000 cây chuối tiêu hồng đã được trao cho nông dân 2 xã Yên Sơn và xã Điện Quan của huyện Bảo Yên, Lào Cai giúp người dân tạo sinh kế.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất