| Hotline: 0983.970.780

Giá cá giảm mạnh do khó tiêu thụ

Thứ Hai 31/05/2021 , 14:07 (GMT+7)

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, giá cá nuôi nước ngọt tụt sâu và tiêu thụ hết sức khó khăn.

Hơn một tháng trở lại đây, giá các loại cá thương phẩm như cá chép, cá trắm cỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục giảm so với cùng kỳ năm trước, đầu ra không có khiến cho nhiều hộ nuôi cá tại xã Suối Rao (huyện Châu Đức) giảm thu nhập rõ rệt.

Với tổng diện tích nuôi 55 ha, sản lượng khoảng 750 tấn cá thương phẩm đang đến kỳ thu hoạch, nhưng đầu ra không có khiến cho 21 hộ thành viên Tổ hội nghề nghiệp Nuôi cá nước ngọt và 11 hộ nuôi thuộc HTX Suối Dầu (thôn 1, xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đứng ngồi không yên.

Việc tiêu thụ nhiều loại cá nước ngọt tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang hết sức khó khăn do nhu cầu tụt giảm mạnh, giá thấp. Ảnh: Hoàng Trọng.

Việc tiêu thụ nhiều loại cá nước ngọt tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang hết sức khó khăn do nhu cầu tụt giảm mạnh, giá thấp. Ảnh: Hoàng Trọng.

Gia đình chị Vũ Thị Cúc, ngụ thôn 1, xã Suối Rao sở hữu 1,5 ha nuôi cá nước ngọt, với thâm niên hàng chục năm nuôi ghép các giống cá truyền thống như cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính cho biết chưa bao giờ gặp thảm cảnh như vậy.

Theo chị Cúc, trước đây, khi cá đến cỡ thương phẩm, thương lái đến thu mua tại ao, lại được giá, “tiền tươi thóc thật”. Còn hiện tại, cá đã đến cỡ thương phẩm mà giá ngày càng giảm. Tùy theo thương lái, giá bán buôn cá chép cỡ 2kg/con trước đây giá 50.000 - 55.000 đ/kg, nay giảm còn khoảng 35.000 - 40.000 đ/kg; cá trắm cỡ 4kg/con trước đây có giá khoảng 60.000 - 62.000 đ/kg, nay giảm còn khoảng 50.000 - 52.000 đ/kg… Thậm chí, thương lái còn mua nhỏ giọt, mỗi ngày chỉ mua vài tạ.

“Nếu đầu ra ổn định, với khoảng 20 tấn thương phẩm, gia đình tôi chỉ bán trong vòng mười ngày là xong. Còn hiện tại do thị trường tiêu thụ chậm nên chỉ bán được vài tạ. Cứ tình trạng này kéo dài, thu nhập của gia đình chắc sẽ giảm”, chị Cúc lo lắng.

Cùng nỗi lo với chị Cúc, anh Nguyễn Văn Thanh, vừa nuôi cá vừa làm đại lý phân phối thức ăn cho biết, gia đình có khoảng 1 ha đất làm ao nuôi cá, sản lượng khoảng 15 tấn. Cũng may mắn nhờ cá lớn nhanh nên cũng kịp bán được khoảng 10 tấn với giá cá trắm 65.000 đ/kg, cá chép 50.000 đ/kg. Số còn lại khoảng 4 tấn, hiện vẫn còn đang nằm chờ trong ao chưa tiêu thụ được.

Cá chép cỡ 2kg/con trước đây giá 50.000 - 55.000 đ/kg, nay giảm còn khoảng 35.000 - 40.000 đ/kg. Ảnh: Hoàng Trọng. 

Cá chép cỡ 2kg/con trước đây giá 50.000 - 55.000 đ/kg, nay giảm còn khoảng 35.000 - 40.000 đ/kg. Ảnh: Hoàng Trọng. 

“Cá đúng cỡ thương phẩm, thời điểm giá tốt, thương lái đến tại ao có bao nhiêu cũng thu, nhưng hiện giờ không có người mua hoặc mua nhỏ giọt. Mở đại lý bán thức ăn cho người nuôi chờ đến vụ thu hoạch để thanh toán tiền nhưng đến vụ thu hoạch mà khách hàng bán không được cá nên đành ngậm ngùi chờ đợi", anh Thành chia sẻ.

Ông Lê Đức Viếng, người chuyên thu mua cá tại địa phương cho biết thêm, trước đây mỗi ngày thu mua vài tấn nên mỗi ao các hộ chỉ bán trong vòng 10 ngày là có thể tát ao, cải tạo thả lại đợt khác. Nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các nhà hàng, quán ăn ít khách, lượng tiêu thụ cá đúng cỡ cũng giảm nên chỉ thu mua cầm chừng, các ao có sản lượng lớn phải kéo dài thời gian thu mua lên khoảng 30 - 40 ngày.

Anh Võ Xuân Hậu, người chuyên cung cấp các loại cá giống cho vùng nuôi xã Suối Rao than vãn, việc cá thương phẩm đã đến kỳ thu hoạch nhưng không có đầu ra đã tạo nên hiệu ứng "đô mi nô" trong chuỗi liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến việc sản xuất con giống tại cơ sở của anh, lượng thức ăn bán ra tại các đại lý vì thế cũng giảm theo.

Việc tiêu thụ cá khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Hoàng Trọng.

Việc tiêu thụ cá khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Hoàng Trọng.

Theo anh Nguyễn Thanh Chức, Tổ trưởng Tổ hội Nghề nghiệp Nuôi cá nước ngọt thôn 1, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, vùng nuôi cá nước ngọt xã Suối Rao có 32 thành viên, với diện tích ao nuôi 55 ha, sản lượng khoảng 750 tấn cá các loại.

Lượng cá này chỉ mới xuất bán thị trường trong tỉnh và vùng lân cận nên khi dịch Covid-19 xảy ra, nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Trong khi đó, cá thương phẩm ở các tỉnh miền Tây xuất khẩu sang Campuchia cũng bị hạn chế nên nguồn cung dồi dào hơn. Việc tiêu thụ cá chậm, giá cả giảm, trong khi đó giá thức ăn công nghiệp tăng khoảng 2%, mà cá thì không bán được nên người nuôi phải giảm khẩu phần ăn để giảm chi phí.

Về phía địa phương, ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch HĐND xã Suối Rao mong các cơ quan chức năng liên quan ngoài việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật canh tác, cần tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nuôi trồng và bao tiêu sản phẩm để vùng nuôi cá nước ngọt Suối Rao sản xuất theo hướng hàng hóa, bền vững, hạn chế được những ảnh hưởng do các sự cố thị trường tương tự dịch bệnh Covid-19.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cảnh giác sâu bệnh hại lúa giai đoạn trước, trong và sau trỗ

QUẢNG TRỊ Hiện đang là giai đoạn thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột... phát sinh, gây hại.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất