| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi cá lồng ở Hải Dương cầm cự chờ hết dịch

Thứ Năm 25/02/2021 , 17:16 (GMT+7)

Ảnh hưởng dịch Covid-19, khiến hàng trăm lồng cá đến kỳ xuất bán của nông dân huyện Tứ Kỳ, Hải Dương gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ gần như đóng băng.

Huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) hiện có hơn 700 lồng cá, trong đó có khoảng 30% lồng cá tới thời kỳ thu hoạch mà không thể xuất bán. Ảnh: Hữu Hùng.

Huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) hiện có hơn 700 lồng cá, trong đó có khoảng 30% lồng cá tới thời kỳ thu hoạch mà không thể xuất bán. Ảnh: Hữu Hùng.

Ông Đào Văn Soái, Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 700 lồng cá nuôi tập trung chủ yếu trên sông Luộc qua các xã Đại Sơn, Hà Thanh, Hà Kỳ. Nếu như trước đây, dịp trước và sau Tết Nguyên đán thị trường tiêu thụ cá lồng rất lớn nên việc xuất bán thuận lợi. Tuy nhiên, năm nay dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện số cá đến kỳ thu hoạch trên địa bàn huyện chiếm khoảng 30% tổng số lồng nuôi.

Ông Phạm Xuân Thức, Chủ tịch UBND xã Hà Thanh, Tứ Kỳ thông tin: Hiện trên địa bàn xã có 28 hộ nuôi hơn 300 lồng cá. Mặc dù giá cá giảm từ 20% - 30% so với mọi năm nhưng vẫn vắng bóng thương lái tới thu mua, toàn xã hiện có gần 100 tấn cá lồng tới lứa thu hoạch nhưng chưa tiêu thụ được.

Được thu hoạch nhưng không có thị trường tiêu thụ, mỗi một ngày các hộ phải duy trì từ 3 - 4 triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Ảnh: Hữu Hùng.

Được thu hoạch nhưng không có thị trường tiêu thụ, mỗi một ngày các hộ phải duy trì từ 3 - 4 triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Ảnh: Hữu Hùng.

Ông Phạm Văn Nhiệm, thôn Hữu Trung xã Hà Thanh chia sẻ: Chưa bao giờ gia đình tôi cũng như các hộ nuôi cá lồng trong thôn gặp khó khăn như hiện nay, nếu như trước đây giá cá lúc tăng lúc giảm, nhưng thị trường tiêu thụ ổn định cá vẫn xuất bán được. Còn tình trạng hiện nay, như gia đình tôi có hơn 20 tấn cá lăng, cá trắm, cá diêu hồng tới kỳ thu hoạch mà không xuất bán được. Để duy trì, mỗi một ngày gia đình phải chi phí từ 3 - 4 triệu đồng tiền thức ăn cho cá.

Mọi năm, cá đến kỳ thu hoạch đều được các các thương lái trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cũng như các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, TP. Hải Phòng tới thu mua. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà hàng, khách sạn tỉnh Hải Dương phải đóng cửa, ngừng kinh doanh, dừng tổ chức tiệc cưới, liên hoan khiến cho việc tiêu thụ cá giảm mạnh.

Việc nuôi cá lồng giúp kinh tế các hộ gia đình trở lên khấm khá, tuy nhiên vốn đầu tư cao, trung bình một hộ nuôi 20 lồng, vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ đồng. Nếu không xuất được cá khiến các hộ nuôi gặp khó khăn trong quay vòng vốn.

Thời điểm này, giải pháp tạm thời được nhiều hộ nuôi cá lồng huyện Tứ Kỳ, Hải Dương áp dụng để cầm cự, đó là giảm nguồn thức ăn từ cám, tận dụng cho cá ăn từ nguồn thức ăn sẵn có như rau xanh, thân cây chuối, cỏ… để giảm chi phí đầu tư.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.