| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi cá lồng lao đao

Thứ Hai 22/02/2021 , 17:48 (GMT+7)

Cá lồng đến kỳ thu hoạch không có thương lái thu mua do sức tiêu thụ giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Những hộ nuôi cá lồng thuộc xã Minh Quang, huyện Ba vì (Hà Nội) những ngày này đều trong trạng thái thấp thỏm, lo âu vì hàng trăm tấn cá không thể xuất bán. Chi phí chăm sóc cá không ngừng tăng, đọng vốn nên không thể vào lứa cá tiếp theo.

Sau tết là thời điểm thương lái thu mua cá lồng nhộn nhịp nhất, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều lồng cá hiện không thể xuất bán. Ảnh: Trung Quân

Sau tết là thời điểm thương lái thu mua cá lồng nhộn nhịp nhất, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều lồng cá hiện không thể xuất bán. Ảnh: Trung Quân

Ông Nguyễn Văn Hiển, thôn Xuân Thọ, xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội) có 6 lồng nuôi cho biết: Thông thường hàng năm sau Tết là dịp thu hoạch cá rầm rộ nhất của các hộ nuôi các lồng.

Tuy nhiên năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên vắng bóng thương lái đến thu mua. Mọi năm thời điểm này các lồng cá của gia đình ông đều được thu mua hết, nhưng dịp tết năm nay ông mới bán được một lượng rất ít. Đến thời điểm hiện tại, các thương lái đã dừng hẳn việc thu mua, thi thoảng lác đác có khách lẻ trong vùng đến hỏi mua 1, 2 con.

Mặc dù giá cá thấp hơn mọi năm, nhưng lượng tiêu thụ thì cực kỳ chậm. Những bạn hàng quen thuộc đều trả lời không nhập vì không có thị trường tiêu thụ. 

“Mọi năm với 6 lồng cá như thời điểm hiện tại, sau khi xuất bán hết trừ chi phí, tôi có lãi 300-400 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay, hiện tôi mới bán được 200 triệu đồng, số cá còn lại chưa biết đến bao giờ mới bán được", ông Hiếu buồn bã.

Cách đó không xa gia đình ông Tạ Văn Qúy, người cùng thôn Xuân Thọ cũng đang “đứng ngồi không yên”khi các lồng cá đến độ xuất bán mà không có thương lái thu mua

Cá không bán được tạo áp lực rất lớn cho ông về việc giải quyết vấn đề thức ăn. Mỗi ngày, ngoài thức ăn cám cho cá rô phi, ông phải cung cấp khoảng 1 tấn cỏ cho các lồng nuôi cá trắm. Ngoài ra, để có thể duy trì đàn cá đợi thị trường ấm lên, ông dùng cách cắt giảm khẩu phần ăn của cá xuống còn 60-70%  so với chế độ ăn hàng ngày trước đây.

Cá càng lớn chi phí thức ăn càng tăng cao, nếu không xuất bán được, người nuôi cá sẽ không thể quay vòng vốn, cũng như không có lồng nuôi để vào lứa cá tiếp theo. Ảnh: Trung Quân

Cá càng lớn chi phí thức ăn càng tăng cao, nếu không xuất bán được, người nuôi cá sẽ không thể quay vòng vốn, cũng như không có lồng nuôi để vào lứa cá tiếp theo. Ảnh: Trung Quân

Ông Qúy lo lắng: Cá càng lớn, lượng thức ăn lại càng tăng lên, nên mất rất nhiều công chăm sóc. Mọi năm thời điểm này cá đã bán hết nhưng hiện còn đọng lại 6 tấn cá rô phi và 7 tấn cá trắm chưa thể bán. 

Một khó khăn nữa mà các hộ dân nuôi cá lồng gặp phải, là lứa cá thương phẩm không xuất bán được thì không có lồng nuôi trống để vào lứa cá tiếp theo cho năm sau. Nếu duy trì nuôi lứa cá này, chi phí sẽ lớn hơn chi phí vào đàn cá mới. Bên cạnh đó, thị hiếu người dùng cũng không ưa chuộng cá quá to vì thế sẽ làm cho sức tiêu thụ chậm hơn.

Theo các thương lái, cá ở khu vực Ba Vì rất được thị trường tiêu thụ ưa chuộng vì thịt cá săn chắc, thơm ngon. Thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội, ngoài ra cũng được đưa đi một số tỉnh thành lân cận.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều cửa hàng, quán ăn, trường học, điểm tham quan du lịch đầu năm đều dừng hoạt động, khiến sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.