| Hotline: 0983.970.780

Giá điện 2011: Đến hẹn lại… tăng

Thứ Năm 25/11/2010 , 10:14 (GMT+7)

Bộ Công thương đang dự thảo các phương án tăng giá điện cho năm 2011 với nhiều kịch bản khác nhau...

Bộ Công thương đang dự thảo các phương án tăng giá điện cho năm 2011 với nhiều kịch bản khác nhau. Theo Bộ này, giá điện cần phải tăng vì giá đầu vào của điện là than đã tăng giá.  

Theo Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đặng Hoàng An, việc tăng giá điện năm 2011 là điều tất yếu, bởi lẽ giá than, một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của điện, bắt đầu rục rịch tăng. Mặc dù dự thảo đề án tăng giá điện của Bộ Công thương với những phương án cụ thể thế nào chưa được tiết lộ, nhưng khả năng giá điện sẽ tăng khá cao trong năm 2011.

“Khi xây dựng đề án cũng có ý kiến nói nên tăng 30%, có ý kiến còn nói 50%, song tất cả các con số đó sẽ được tính toán kỹ trên số liệu đầu vào và Bộ Công thương còn cả một hội đồng để rà từng con số”, ông An cho biết. Theo ông An, khi đưa các số liệu để tính toán, EVN đã cân nhắc rất kỹ về việc tăng mức nào để các DN điện lực ít nhất là không lỗ và cũng phải vừa sức chịu đựng của nền kinh tế. Dù chưa thể nói một con số về mức tăng nhưng ông An cho rằng mức 30% thì “chưa đủ bù được”.

Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, giá điện năm 2011 chắc chắn phải tăng với lý do Nhà nước không thể bao cấp mãi về giá, từ đó sẽ làm méo mó nền kinh tế. Nhưng ông Ninh cũng cho biết, lộ trình tăng và thời điểm tăng giá điện sẽ được Chính phủ xem xét, quyết định.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm chưa có dấu hiệu giảm, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng đang đua nhau tăng, thì thông tin tăng giá điện năm 2011 có thể là một “đòn chí mạng” giáng vào những nỗ lực bình ổn giá của Chính phủ.
Cho rằng mức tăng mà EVN dự kiến còn nhẹ và thấp hơn mức đề xuất của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam gửi lên Thủ tướng Chính phủ cách đây hơn 3 tháng, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội, cho biết: “Khi đó chúng tôi đề xuất tăng 7 – 8 cent/kWh, tức khoảng 500 đồng/kWh (so với giá điện bình quân năm 2010 là 1.058 đồng/kWh thì mức tăng này gần 50%). Như vậy là EVN còn “rón rén” vì tôi nghĩ tăng 500 đồng/kWh không phải là cao”. Theo ông Ngãi, “sức” của nền kinh tế hiện tại hoàn toàn chịu đựng được mức tăng giá kể trên.

Dù mức tăng cụ thể chưa được công bố nhưng thông tin giá điện tăng cao từ năm 2011 đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là các khách hàng tiêu thụ lớn thuộc ngành phân bón, xi măng, dệt may... Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ có “chính sách hợp lý” trong việc điều chỉnh giá bán điện với ngành xi măng, vì giá xi măng hiện đang có xu hướng giảm nhẹ. Nếu tăng giá điện, giá xi măng sẽ khó tiếp tục bình ổn như hiện nay.

Gay go nhất là ngành phân bón, bởi giá điện tăng sẽ dẫn tới tăng giá mặt hàng này, trong bối cảnh giá phân bón đang “sốt xình xịch” như hiện nay. Phó TGĐ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ông Nguyễn Gia Tường, cho rằng, nông dân sẽ là đối tượng chịu thiệt nhất khi tăng giá điện.

Xem thêm
Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Để Ba Chẽ không chia cắt trong mùa mưa bão

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo người dân không bị 'ngăn sông, cách suối' trong mùa mưa bão.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.