| Hotline: 0983.970.780

Giá lợn chững, gà tăng mạnh

Thứ Bảy 30/11/2019 , 10:29 (GMT+7)

Trong những ngày gần đây, giá lợn hơi tại Việt Nam và Trung Quốc có dấu hiệu chững lại và hạ nhiệt trong khi giá gia cầm tăng mạnh.

Giá lợn hơi tại Việt Nam có dấu hiệu chững lại trong khoảng 1 tuần trở lại đây.

Giá lợn Trung Quốc giảm mạnh

Trong khoảng một tuần trở lại đây, giá thịt lợn hơi tại Trung Quốc giảm mạnh, có nơi giảm tới 10 tệ/kg. Điển hình như hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam là Quảng Đông và Quảng Tây giá lợn hơi hiện được niêm yết giá xung quanh 35 tệ/kg, giảm tới 10 tệ so với cách đây một tuần khi giá lên tới 45 tệ/kg.

Hiện, giá lợn cao nhất tại Trung Quốc là 39 tệ/kg, thấp nhất 29 tệ/kg, giá trung bình 30 - 31 tệ/kg. Như vậy, giá lợn hơi tại Trung Quốc đã giảm một mạch từ vùng 140.000 - 150.000 đồng/kg xuống 100.000 - 120.000 đồng/kg.

Việc giá lợn hơi tại Trung Quốc hạ nhiệt còn khoảng 30 tệ/kg (Khoảng 100.000 đồng/kg) như hiện nay là điều rất may mắn cho Việt Nam bởi sẽ giảm bớt áp lực buôn lậu lợn qua lối mòn, tiểu ngạch tại một số tỉnh biên giới phía Bắc bởi mức chênh lệch giá hiện không còn quá hấp dẫn với đầu nậu.

Theo khảo sát của chúng tôi, giá lợn hơi tại Việt Nam hiện đang dao động từ 69.000 - 74.000 đồng/kg. Trong đó, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam niêm yết giá lợn 69.000 đồng/kg chưa bao gồm các khoản phụ phí, vận chuyển. Tập đoàn Dabaco Việt Nam hiện đang mở cửa chuồng giá 72.000 đồng/kg.

Tại Chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Chinh, Trưởng Ban quản lý chợ cho biết, sau khi tăng kỷ lục lên 75.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi tại chợ đang dao động xunh quanh mức 72.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo ông Chinh, do giá lợn hơi tăng mạnh khiến giá lợn móc hàm cao theo nên lượng lợn tiêu thụ qua chợ giảm gần một nửa so với trước đây, hiện chỉ đạt vài trăm con/ngày.

Chúng tôi khảo sát tại chợ phiên thuộc xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và chợ phố thuộc khu vực HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chủ các phản bán thịt lợn đều chia sẻ, sản lượng thịt bán ra giảm từ 30 - 50% so với lúc giá lợn chưa tăng cao. Từ đó có thể thấy sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh hoặc cũng có thể người dân chuyển sang tiêu thụ những mặt hàng thực phẩm khác có giá thấp hơn.

Theo khảo sát tại một số phản thịt, lượng thịt lợn bán hàng ngày giảm 30 - 50% do giá lợn tăng cao.

Giá gà tăng mạnh

Trong khi giá lợn tại Trung Quốc giảm mạnh, giá lợn tại Việt Nam có dấu hiệu chững lại thì giá gia cầm, đặc biệt là giá gà tăng mạnh trong khoảng 2 tuần nay.

Tăng mạnh nhất là giống gà J-Dabaco cách đây một tuần giá trên 50.000 đồng/kg nay đã cán mốc 70.000 đồng/kg. Các giống gà thuần như Mía Sơn Tây, Ri Lạc Thủy cũng tăng trên 10 giá, từ mức trên 70.000 đồng/kg hiện đang bán dao động từ 83.000 - 86.000 đồng/kg, cá biệt những đàn gà nuôi lâu, đẹp mã có giá trên 90.000 đồng/kg tại chuồng.

Không chỉ các giống gà lông màu, giá gà trắng hiện cũng tăng, tại miền Bắc giá gà trắng đạt mức 43.000 - 44.000 đồng/kg, miền Nam 34.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gần 10 giá. So với giá lợn và gà, giá vịt ổn định hơn khi duy trì xung quanh ngưỡng 46.000 - 48.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá trứng gà tươi công nghiệp hiện dao động 1.800 - 2.000 đồng/quả, không có nhiều biến động.

Theo số liệu tính toán của các chuyên gia kinh tế thế giới, nếu sản lượng thịt lợn giảm 1%, phải tăng 5% thịt gia cầm hoặc 10% thịt bò mới có thể bù đắp được thiếu hụt.

Trong khi đó, theo số liệu công bố mới nhất của Cục Thú y, do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi đến nay số đầu lợn tiêu hủy đã gần 6 triệu con, sản lượng gần 400.000 tấn, chiếm khoảng 9% sản lượng thịt của cả nước. Đấy là chưa kể số lượng lợn nái và lợn thịt bị tiêu hủy, hoặc bán chạy của một số doanh nghiệp chưa được công bố, thống kê nên số liệu thực tế lượng lợn tiêu hủy do dịch tả Châu Phi có thể còn lớn hơn.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2019 gia cầm tăng trưởng 13%, trâu bò tăng trên 4%, thủy sản gần 7%. Như vậy, với mức giảm thịt lợn khoảng 10%, ngành gia cầm phải tăng trưởng khoảng 40 - 50%, mới bù đắp được. Do đó, việc khan hiếm và thiếu thịt do dịch tả lợn Châu Phi là điều ai cũng nhìn thấy và phải thừa nhận ở thời điểm hiện tại.

Trong khoảng 2 tuần trở lại đây giá gà tại Việt Nam tăng mạnh, từ 10 - 15 giá/kg.

Tuy nhiên, việc thiếu này có thực sự có quá mất cân đối quá, có ảnh hưởng hay xáo trộn quá lớn cuộc sống của người dân, có bị mất kiểm soát như tại Trung Quốc hay không cần phải được khảo sát, nhìn nhận, đánh giá và xem xét thật thấu đáo.

Và giải pháp có thể làm ngay lúc này để hạ nhiệt tiếp gía lợn là ngăn chặn triệt để việc xuất lậu lợn tiêu ngạch sang Trung Quốc, từ đó sẽ tạo hiệu ứng tâm lý giữ giá lợn trong nước không tăng quá cao tới mức mất kiểm soát.

Bên cạnh đó, về âu dài Bộ NN-PTNT cần sớm có quy trình, chính sách hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc tái đàn sao cho hiệu quả, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để bù đắp, bổ sung lượng lợn chắc chắn thiếu hụt trong tương lai.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm