| Hotline: 0983.970.780

Gia súc chết rét được hỗ trợ thế nào?

Thứ Năm 14/01/2021 , 16:48 (GMT+7)

Chỉ hỗ trợ thiệt hại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp ứng phó, phòng chống rét theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Đợ rét đậm, rét hại thời gian qua đã và đang gây thiệt hại lớn về gia súc tại nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh việc khẩn trương triển khai phòng chống đói rét cho gia súc, việc rà soát, thống kê vật nuôi bị thiệt hại do rét gây ra nhằm sớm có giải pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại khôi phục sản xuất cũng hết sức cấp thiết.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2027 (sau đây gọi là Nghị định 02) về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tại, dịch bệnh (trong đó có thiệt hại do rét).

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: TS

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: TS

Vậy người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại do rét, cần phải đảm bảo các điều kiện nào thì được xem xét hỗ trợ thiệt hại, thưa ông?

Theo Nghị định 02, đối với người chăn nuôi, điều kiện để được xem xét hỗ trợ thiệt hại được khi đáp ứng tất cả các điều kiện:

Một là chăn nuôi không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

Hai là có đăng ký kê khai ban đầu và được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.

Ba là thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Bốn là về thời điểm xảy ra thiệt hại: Đối với thiên tai, trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn phải được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.

Vậy người dân có gia súc bị thiệt hại do rét, đảm bảo các điều kiện để xem xét hỗ trợ thì cần phải làm gì để sớm nhận được hỗ trợ, thưa ông?

Người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại, cần sớm khai báo đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm, chuồng trại, vật tư chăn nuôi bị thiệt hại để báo chính quyền cơ sở nhằm để được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, người dân bị thiệt hại cần phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo UBND cùng cấp giải quyết theo quy định.

Các hộ chăn nuôi không áp dụng thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó (chống rét cho gia súc) theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, sẽ không được hỗ trợ khi thiệt hại. Ảnh: Toán Nguyễn

Các hộ chăn nuôi không áp dụng thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó (chống rét cho gia súc) theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, sẽ không được hỗ trợ khi thiệt hại. Ảnh: Toán Nguyễn

Hồ sơ xin hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai (theo mẫu); kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu (theo mẫu); bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

Về nguyên tắc hỗ trợ, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại). Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất…

Ông có thể cho biết mức hỗ trợ đối với gia súc bị thiệt hại?

Theo Nghị định 02, một số đối tượng gia súc bị thiệt hại do thiên tai (trong đó có thiệt hại do rét) được hỗ trợ với mức như sau:

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con. Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con.

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con…

Xin cảm ơn ông!

  • Tags:
Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.