| Hotline: 0983.970.780

Giải mã giá trị tiềm ẩn của Phong Nha - Kẻ Bàng

Thứ Sáu 30/06/2023 , 18:03 (GMT+7)

Quảng Bình mong muốn các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những giá trị còn tiểm ẩn của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: TP.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: TP.

Trong 2 ngày từ 30/6 đến 1/7, tại thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững”.

Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới (5/7/2003 - 5/7/2023). 

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, UNESCO, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển tại Việt Nam, tỉnh Khăm Muộn (Lào) và các nhà khoa học trong nước, thế giới.

Đến nay, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã tổ chức điều tra và công bố danh lục gần 3.000 loài thực vật thuộc 1.000 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành, phát hiện thêm 5 loài thực vật mới cho khoa học.

Điều tra và công bố danh lục 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 68 bộ, 12 lớp, 4 ngành, phát hiện 38 loài động vật mới cho khoa học và công bố trên toàn thế giới.

Đặc biệt, là việc ghi nhận sự phân bố của quần thể loài Bách xanh đá 500 tuổi, diện tích khoảng 4.000ha, mọc ưu thế trên núi đá vôi ở độ cao trên 600m…

Trong  20 năm qua, các nhà khoa học đã khảo sát, phát hiện mới 425 hang động thuộc 7 khu vực, hệ thống, trong đó có 389 hang động đã được đo vẽ với tổng chiều dài 243km.

Nổi bật nhất là việc khám phá Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thám hiểm hang động ở khu vực. Đóng góp hết sức to lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam, Quảng Bình và Phong Nha - Kẻ Bàng trên khắp thế giới.

Phát triển du lịch bền vững là sức hút của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: TP.

Phát triển du lịch bền vững là sức hút của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: TP.

Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là di sản thiên nhiên quý hiếm cần được bảo vệ, gìn giữ mà còn là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi, thảo luận những kết quả đã đạt được, và các hạn chế, thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Qua đó, các địa biểu đưa ra các ý tưởng, giải pháp và đề xuất chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản trị Di sản, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản để phát triển bền vững.

Thám hiểm hang động ở Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: T.P.

Thám hiểm hang động ở Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: T.P.

Tại Hội thảo này, tỉnh Quảng Bình mong muốn các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục giải mã những vấn đề, những giá trị còn tiểm ẩn của Di sản thiên nhiên thế giới để tiếp tục có các giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.